Mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 57 - 59)

Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng dựa trên cơ sở lý thuyết là quy mô nguồn vốn huy động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Có thể nói, nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng, như là nguyên liệu sản xuất đối với những doanh nghiệp sản xuất. Để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh, một yêu cầu được đặt ra là cần có một nguồn vốn lớn và đa dạng. Thêm vào đó, rủi ro của cho vay tiêu dùng là rất lớn nên một nguồn vốn đủ lớn sẽ đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của chi nhánh.

Như đã nói ở trên, một nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự hạn chế trong mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh là quy mô nguồn vốn huy động nhỏ. Quy mô nguồn vốn của chi nhánh tuy đã tăng lên qua các năm, nhưng nhìn chung quy mô nguồn vốn của chi nhánh chưa lớn và chưa đa dạng. Hiện nay tại chi nhánh NHNo Bách Khoa, nguồn vốn huy động được từ dân cư còn khá hạn chế. Như vậy, muốn mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh cần có những chiến lược hoạt động để thu hút nguồn tiền gửi từ mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế.

Để tăng trưởng nguồn vốn, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động; cung cấp sản phẩm trọn gói; tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng v.v. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, ngân hàng bị khống chế mức trần lãi suất, chi phí khuyến mại áp dụng trong huy động vốn phải tính đủ trong lãi suất, ngân hàng nào cũng có khuyến

mại, nên chính sách lãi suất, khuyến mãi không còn là lợi thế cạnh tranh để thu hút

khách hàng.

Hơn nữa trong ngắn hạn, việc đưa ra một sản phẩm huy động vốn mới còn phải chịu độ trễ nhất định về thời gian. Nhưng nếu không huy động đủ vốn sẽ làm giảm khả năng mở rộng tín dụng và quan trọng hơn là khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu.

Chiến lược khách hàng được xem như là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, mục tiêu duy trì phối hợp giữa khả năng của ngân hàng với điều kiện thị trường. Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng. Chính sách khách hàng cần phải vượt lên trên tập quán kiểu bán hàng là xong mà còn phải biết lắng nghe và chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng để xây dựng mối quan hệ gắn bó có chiều sâu giữa ngân hàng và khách hàng. “Nghe” là để biết khách hàng cần gì và thái độ như thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Và bằng chính chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và một thái độ phục vụ tốt, sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu, ngân hàng sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành của khách hàng.

Để thực hiện chiến lược khách hàng thành công, trước hết, phải phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng và có giải pháp phù hợp. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: ngoài số dư tiền gửi, ngân hàng còn có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán. Đối với nguồn tiền gửi từ dân cư: khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có điều kiện tích lũy nhiều hơn nên ngân hàng cần đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này thông qua những chính sách huy động hấp dẫn như: tiết kiệm dự thưởng, chính sách ưu đãi đặc biệt với khách hàng gửi tiền với giá trị lớn và thời gian dài, chương trình tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng…

Thêm vào đó, chi nhánh phải duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng rất nhiều. Đó là vừa tiết kiệm chi phí thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay căn cứ vào số dư tài khoản tiền gửi; vừa nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ hay lời giới thiệu từ chính khách hàng của mình. Hơn nữa, do là khách hàng truyền thống của ngân hàng nên việc đàm phán về lãi suất, chính sách phí v.v sẽ dễ dàng hơn khi có sự thay đổi hoặc trong cạnh tranh.

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, cùng với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng …đã tác động không tốt đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo Bách Khoa nói riêng. Một hướng cạnh tranh thu hút tiền gửi mới đang được các ngân hàng thương mại tìm kiếm đó là, phối hợp với Ban quản lý các dự án, Ban giải phóng mặt bằng các quận, huyện để khai thác tiền gửi tạm thời của dân cư từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng các dự án. Bên cạnh đó, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống máy ATM tại các doanh nghiệp cũng là một nguồn vốn mà chi nhánh có thể tận dụng được.

Trong các giải pháp huy động vốn ngoài lãi suất, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng kết hợp với mở rộng mạng lưới hoạt động như tăng thêm phòng giao dịch…tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát huy tối đa uy tín của NHNo Việt Nam sẽ là giải pháp hữu hiệu, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong huy động vốn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)