Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những năm

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 27 - 41)

gần đây

Hoà trong không khí chung của cả nước, năm 2007 đánh dấu một năm thành công vượt bậc của Techcombank trong việc triển khai định hướng khách hàng thông qua việc hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 905 1.398 2.653,29 Tổng tài sản 10.666 17.326 39.542,50 Vốn điều lệ 617 1.500 2.521,31 Vốn tự có 1.009,41 1.761,69 3.573,42

Lợi nhuận trước thuế 286,06 356,52 709,74

Lợi nhuận sau thuế 206,15 256,90 510,38

ROA (%) 2,60 1,89 1,99

ROE (%) 45,19 26,76 22,98

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2007)

Thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản này, ta thấy được tình hình kinh doanh ngày một khả quan của Techcombank qua các năm. Trong vòng 3 năm (2005 - 2007), tổng doanh thu của Techcombank tăng gần gấp 3 lần (2005: 905 tỷ đồng và 2007: 2.653,29 tỷ đồng). Doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 207 tỷ đồng – tăng 56% so với năm 2006 (doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm 41,8% doanh thu dịch vụ). Đặc biệt, nguồn thu dịch vụ trong nước tăng lên đáng kể - tăng 2,3 lần so với năm 2006 trong đó thu từ bảo lãnh và thu xếp tài chính chiếm tỷ trọng lớn – 62% thu trong nước. Nguồn thu trong nước đã bù đắp phần nào sự sụt giảm của thu từ hợp đồng mua bán hàng hoá trong tương lai. Song song với tự tăng trưởng vượt bậc của tổng doanh thu thì tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể, nếu năm 2005 con số này chỉ là 10.666 tỷ đồng thì tới năm 2007 con số này đã đạt ngưỡng 39.542,50 tỷ đồng. Một trong những nhân tố góp phần cho sự tăng trưởng nhanh chóng này chính là việc ngân hàng mở rộng được nguồn vốn điều lệ và nguồn vốn tự có của mình. Vốn điều lệ tăng từ 617 tỷ đồng (năm 2005) lên 2.521,31 tỷ đồng (năm 2007); còn vốn tự có tăng từ 1.009,41 tỷ đồng (năm 2005) lên tới 3.573,42 tỷ đồng (năm 2007). Trước tình hình kinh doanh khả quan như vậy, điều tất yếu là lợi nhuận sau thuế của Techcombank từ năm 2005 là 206,15 tỷ đồng đã tăng hơn 2 lần, đạt ngưỡng 510,38 tỷ đồng năm 2007; tỷ lệ nợ 3 – 5 thấp: 1,38%.

Như vậy, ta có thể thấy giai đoạn 2005 – 2007 là giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của Techcombank, các con số thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều thực sự gây ấn tượng. Điều này chứng tỏ Techcombank đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng huy động vốn và tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Về mặt lý thuyết, hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại. Do đó, hoạt động này đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưỏng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau. Năm 2006, Việt Nam chứng kiến sự phát triển nở rộ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Với kỳ vọng sinh lợi để làm giàu, nguồn vốn từ dân cư chủ yếu được rót vào đầu tư tại thị trường chứng khoán. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng, của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, đứng trước thách thức đó, Techcombank vẫn tiếp túc là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Biểu 6: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ VNĐ Cơ cấu 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Tổng nguồn huy động 9.259 100 14.636 100 35.149 100 Các tổ chức kinh tế 2.382 25.73 2.882 19.69 10.357 29.47 Dân cư 3.891 42.02 6.684 45.67 14.119 40.17 Các tổ chức tín dụng 2.986 32.25 5.070 34.64 10.673 30.36

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2006)

Vốn huy động từ dân cư năm 2006 đạt 6.684,45 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với năm 2005, tăng hơn 3 lần so với năm 2004; chiếm 46% trong cơ cấu huy động chung của ngân hàng. Bên cạnh đó, tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 2.882 tỷ đồng chiếm 19,7% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng

trưởng so với năm 2004 là 37,5%. Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2004 là 5.980 tỷ đồng đã tăng lên tới 14.636 tỷ đồng (gấp 2,5 lần) vào năm 2006.

Việc huy động vốn của Techcombank vẫn đạt được tỷ lệ cao, được thúc đẩy là nhờ vào chính sách chăm sóc khách hàng, những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng thêm tiện ích cho các khách hàng và HSBC tăng phần vốn góp lên 15%, trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động Techcombank. Những sản phẩm mới và các chương trình khuyến mại, tặng quà,… đã thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng lên 2073 khách hàng trong năm 2006 (hơn năm 2005 498 khách hàng), tốc độ tăng trưởng là 31,6%; trong đó số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là đối tượng khách hàng chính của Techcombank (chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp).

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn 2005 – 2007, Techcombank đã rất thành công trên lĩnh vực huy động vốn, vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động tín dụng tuy chứa đựng rủi ro cho ngân hàng nhưng nó lại là hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thương mại, nó mang lại thu nhập cho ngân hàng và tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm. Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 19.958,1 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tín dụng tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời dự phòng rủi ro tín dụng cũng được trích đầy đủ và thường xuyên để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ nhóm 3 - 5 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống còn 1,38%. Với hệ thống công nghệ hiện tại của Techcombank, việc phân loại tuổi nợ được tự thống hoá hoàn toàn.

- Tín dụng bán lẻ

Hiện nay, với bối cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta đang trên đà phát triển thì mức sống của người dân cũng ngày càng tăng lên. Người dân có nhu cầu nhiều hơn trong cuộc sống, hướng tới tạo lập một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi hơn bằng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng.

Techcombank với thế mạnh trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ đã tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm mới như Tín dụng trọn gói Gia Đình Trẻ, Nhà mới, Ô tô xịn, Du học, Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance... Đây là một sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng khác. Vì vậy, dư nợ cho vay bán lẻ của Techcombank năm 2006 đạt 2.817 tỷ đồng tăng 80,5%.

Đặc biệt trong năm 2007, tỷ lệ nợ nhóm 3 – 5 của khách hàng cá nhân chỉ còn 1,38%, giảm 1,73% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank được xây dựng và tổ chức có hiệu quả hơn, chất lượng công tác thẩm định đánh giá, cấp tín dụng và giám sát được nâng cao.

Một trong những hoạt động cần thiết nhằm thực hiện chiến lược bán lẻ của Techcombank là hình thành hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ. Với việc hình thành hệ thống này, các chi nhánh và phòng giao dịch bán lẻ được nâng cao vị thế hoạt động, được đánh giá hoạt động một cách tương đối độc lập, khuyến khích chủ động khai thác nguồn khách hàng từ mọi kênh.

- Tín dụng doanh nghiệp

Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2006 đạt 5.993 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2005 (3.819 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ mức 3 – 5 đối với khách hàng doanh nghiệp liên tục giảm qua các năm và đứng ở mức 1,66%. Nhìn chung, 65% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là cho vay ngắn hạn và còn lại là cho vay trung, dài hạn. Ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh với tỷ trọng lớn (57,9%), về cơ cấu thì ngành công nghiệp và nông lâm thuỷ sản vẫn là những ngành chiếm tỷ trọng đáng kể. Năm 2007, sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp là Tài trợ nhà cung cấp đã ra đời.

Đồng thời, Techcombank thay đổi mô hình tổ chức nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn. Khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp đã chuyển đổi theo hướng phân công chuyên môn hoá trong việc cung cấp dịch vụ, tập trung hoá một số công đoạn trong quá trình phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng phục vụ một số lượng lớn các khách hàng.

Biểu 7: Cơ cấu tín dụng của Techcombank

Đơn vị: Tỷ VNĐ

2005 2006 2007

Cho vay bán lẻ 1.560 2.817 7.182

Cho vay doanh nghiệp

3.819 5.993 12.228

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2006) 2.1.3.3. Công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ

Để bắt kịp với xu hướng chung của xã hội cũng như các nước trên thế giới, người dân Việt Nam đang dần làm quen với việc thanh toán, chi tiêu bằng thẻ. Thanh toán thẻ hiện là mảng thị trường còn rất nhiều tiềm năng nên đều là đích ngắm của hầu hết mọi ngân hàng. Với chi phí đầu vào thấp, nguồn vốn tuy nhỏ lẻ song ổn định và lãi suất thấp (không kỳ hạn). Thêm nữa, nguồn thu từ chi phí phát hành thẻ và sử dụng dịch vụ cũng không nhỏ giúp doanh thu từ thẻ thanh toán chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank bằng việc Trung tâm thẻ được tách thành một đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Cùng với phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hoá các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng, tuỳ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng mà các sản phẩm thẻ phù hợp đã ra đời để đáp ứng kịp thời, như: thẻ trao ngay F@stAcess, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa… Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại, tăng gần 300% so với năm 2006. Thẻ ghi nợ Techcombank Visa được phát hành vào đầu năm và đến cuối năm đã đạt hơn 50.000 thẻ. Cùng với sự phát triển hoạt động phát hành thẻ, số giao dịch qua ngân hàng và số dư tiền gửi trên tài khoản cũng tăng đáng kể, từ trung bình 2.900.000 đồng/ thẻ năm 2006 đến 4.000.000 đồng/ thẻ năm 2007. Hết năm 2007, Techcombank đã lắp đặt 168 ATM, 2.300 máy cà thẻ tại các

đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, đạt 660.000 giao dịch/tháng.

Biểu 8: Số liệu thẻ thanh toán giai đoạn 2005 - 2007

2005 2006 2007

Số lượng thẻ phát hành (cái) 32.718 78.436 201.936 Số dư tài khoản thẻ (tỷ VNĐ) 102.512,74 354.500,00 354.500,00 Số dư bình quân TK thẻ (triệu VNĐ) 3,09 2,9 4,0 Thu phí từ thẻ (triệu VNĐ) 2.171,72 2.649,36 5.298,72 Thu phí trung bình/thẻ (VNĐ) 42.973,75 20.542,17 41.084,34

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)

Thông qua bảng trên, ta nhận thấy số lượng thẻ phát hành của Techcombank đã có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 16.150 thẻ vào năm 2004 chỉ sau 2 năm (2006) con số này đã là 78.436 thẻ, đồng thời tổng số dư trên tài khoản thẻ cũng tăng đáng kể 354.500 tỷ đồng. Đồng thời, Techcombank tiến hành các hoạt động để hỗ trợ việc mở rộng thị trường thẻ của mình bằng cách: phát triển rộng đơn vị chấp nhận thẻ, lắp đặt thêm máy ATM, dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 tốt hơn với chất lượng cao hơn.

Chính chỉ thị của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn cho Techcombank. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2007, Techcombank đã có thị phần đáng kể nhờ việc khai thác trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các đơn vị như: Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bảo Việt nhân thọ, Pacific Airlines, Vietnam Airlines và một số trường học…

2.1.3.4. Một số hoạt động khác

- Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác

Ngân hàng Techcombank là một trong các ngân hàng Thương mại Cổ phần có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế với chất lượng đạt mức 99,1% và được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhận trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of New York, Wachovia,… Với tiêu chí luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và chính xác, Techcombank đang dần trở thành điểm đến uy tín cho bất cứ khách hàng nào có nhu cầu thanh toán quốc tế.

Biểu 9: Doanh số thanh toán quốc tế

2005 2006 2007

Doanh số thanh toán quốc tế (triệu USD) 1.014 1.342 2.722

Doanh thu thanh toán quốc tế (tỷ VNĐ) 40 54 110

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2006)

Căn cứ trên bảng doanh số thanh toán quốc tế: năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế đạt 1.342 triệu USD, tăng 32% so với năm 2005 và tăng 158% so với năm 2004; doanh thu thanh toán quốc tế đạt 54 tỷ VNĐ, chiếm 54% doanh thu dịch vụ thuần của Techcombank. Dịch vụ thanh toán quốc tế tiếp tục là một thế mạnh của Techcombank. Nếu doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1.342 triệu USD thì sang năm 2007 đã tăng lên gấp đôi 2.722 triệu USD. Các sản phẩm hiện có của dịch vụ thanh toán quốc tế là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng.

Biểu 10: Dịch vụ thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán quốc tế

2722 1342 1014 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2006 2005 N ă m Triệu USD

- Hoạt động kinh doanh chứng từ có giá

Trên thị trường này, Techcombank cũng đạt sự tăng trưởng tương đối tốt. So với kế hoạch đặt ra ở năm 2005, nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá của Techcombank vượt hơn 20% và tới cuối năm 2006 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2.876 tỷ đồng tăng 48% so với thời điểm cuối năm 2005.

Đơn vị: Triệu VNĐ

2005 2006

Chứng khoán sẵn sàng để bán

Trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (kỳ hạn 1 năm)

- 300.000

Trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (kỳ hạn 15 năm)

- 250.000

Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn

Trái phiếu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 623.639 883.000 Trái phiếu và kỳ phiếu Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng

sông Cửu Long

290.000 200.000

Tín phiếu và trái phiếu Kho bạc Nhà nước 450.690 229.034 Trái phiếu Quỹ đầu tư và Phát triển Đô thị Thành Phố Hồ Chí

Minh

99.620 99.620

Trái phiếu Quỹ Hỗ trợ Phát triển 40.000 65.000

Trái phiếu Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - 530.000

Trái phiếu Công ty Xây dựng Sông Đà - 20.000

Trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Trung tâm 1 - 300.000 Trái phiếu uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội 150 150 Chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng Công thương Việt Nam 70.000 - Tín phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam

368.521 -

Tổng số dư tại ngày 31 tháng 12 1.942.620 2.876.804

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)

Biểu 12: Đầu tư góp vốn cổ phần

Đơn vị: Triệu VNĐ

2005 2006

gốc

Đầu tư vào các doanh nghiệp khác – giá gốc 6.949 23.531

Tổng cộng 11.838 30.783

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)

Năm 2007, trên thị trường kinh doanh giấy tờ có giá, Techcombank có sự tăng trưởng tốt so với năm trước, đạt 6.842 tỷ đồng. Trong đó Techcombank đã đầu tư 6.159 tỷ đồng vào giấy tờ có giá của Chính phủ, chứng khoán nợ của tổ chức tín dụng và một số tổ chức kinh tế, 683 tỷ đồng vào chứng khoán vốn của một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.

- Quản trị rủi ro

Bất kì một ngân hàng nào khi hoạt động cũng đều phải đương đầu với vấn đề

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)