Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 50)

2.2.3.1. Những thành tích đạt được của Techcombank

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được tăng cao, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng cũng ngày càng cao

và tinh tế hơn. Những năm gần đây, thay vì tích luỹ người dân lại có xu hướng làm quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng để tạo lập cho mình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi với sự hỗ trợ của ngân hàng.

Đứng trước nhu cầu của thị trường, Techcombank đã cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng và được nhiều khách hàng đánh giá cao. Mảng cho vay tín dụng đang dần trở thành thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực bán lẻ, các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà hiện nay Techcombank đang cung cấp là: Tín dụng trọn gói Gia Đình Trẻ, Nhà mới, Ô tô xịn, Du học, Cho vay tiêu dùng cầm cố bằng chứng chỉ nợ và Ứng trước tài khoản cá nhân. Đặc biệt, đầu năm 2008, Techcombank đã mở rộng thêm 2 gói sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình là: Cho vay tiêu dùng trả góp và Cho vay trả góp mua hàng hoá. Năm 2006, sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây được tiếng vang cho Techcombank khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu đồng đối với hình thức tín chấp. Đây là sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn.

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, đến cuối năm 2006 tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5%. Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân cũng giảm đáng kể 1,58% trong năm 2006 giảm 0,42% so với năm 2005. Riêng tại hội sở chính của Techcombank, dư nợ cho vay tiêu dùng từ thời điểm tháng 5/2007 – tháng 12/2007 đã có sự gia tăng đáng kể.

Bằng tất cả nỗ lực của mình trong công tác phát triển sản phẩm, Techcombank phần nào thể hiện được định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Techcombank cũng tiến hành mở rộng huy động vốn từ nhiều nguồn trong nền kinh tế với mọi thành phần khách hàng. Điều này có nghĩa là khi vốn được mở rộng thì việc cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cũng được mở rộng với quy mô lớn hơn trước rất nhiều.

Mặt khác, việc gia tăng về dư nợ cho vay tiêu dùng còn chứng tỏ chất lượng về dịch vụ của Techcombank cũng được nâng cao, gây được uy tín và sự chú ý đối với khách hàng. Techcombank đã nỗ lực không ngừng cải tiến cả về chất và lượng

của sản phẩm, dịch vụ, cũng như kết hợp hợp lý thế mạnh về công nghệ thông tin hiện đại của mình. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đã được Techcombank phát triển từ rất lâu và được xem như là phần hành rủi ro chính do tổng số dư từ hoạt động tín dụng đã chiếm tới hơn 50% tổng tài sản của Techcombank. Chính vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn năm sau mới giảm đi so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động marketing cho sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình cũng được Techcombank chú trọng phát triển kết hợp với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức (bộ phận hỗ trợ tín dụng đã ra đời), nâng cao về lượng và chất đối với đội ngũ cán bộ nói chung và ban quản lý nói riêng. Năm 2007, trung tâm Cho vay mua nhà của Techcombank đã được hình thành để tập trung khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82 tỷ đồng, tăng 400% so với năm 2006. Tất cả những nhân tố này đều góp phần cho việc phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay tín dụng Techcombank trong những năm gần đây.

2.2.3.2. Những tồn tại trong cho vay tiêu dùng tại Techcombank

Xét về mặt môi trường vĩ mô như pháp luật, kinh tế, văn hoá – xã hội, địa lý. Môi trường pháp luật của Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và đồng bộ với hệ thống quy chế của ngân hàng nên dễ xảy ra tình trạng khách hàng gian dối, lợi dụng khe hở của luật pháp gây tổn thất cho ngân hàng. Hay thị trường bất động sản lên xuống, gây rủi ro cho ngân hàng khi cho vay mua nhà. Về mặt địa lý, ngân hàng còn chưa thể mở rộng quy mô trên khắp các tỉnh, thành phố vì tại các vùng sâu, vùng xa không có phương tiện đi lại, đời sống người dân còn hạn chế. Điều này đã khiến ngân hàng đứng trước khó khăn khi muốn mở rộng quy mô của mình.

Bên cạnh những nguyên nhân từ môi trường vĩ mô, nhóm nguyên nhân từ môi trường vi mô cũng gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Xuất phát từ các yếu tố nội lực của ngân hàng: Chính sách của ngân hàng thì còn nhiều hạn chế, chưa thực sự linh hoạt, mềm dẻo để tạo điều khiên thuận lợi cho ngay chính ngân hàng cũng như cả khách hàng. Các sản phẩm của ngân hàng tuy có được mở rộng với nhiều loại, nhiều gói mới nhưng nhìn chung đặc điểm sản phẩm chưa thực sự hợp lý. Ngoài ra, mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên của

Techcombank luôn được trẻ hoá là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của nền kinh tế - xã hội nhưng lại vấp phải vấn đề thiếu kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn. Đây cũng chính là lý do mà bộ phận marketing chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên truyền hình, báo chí. Tính chuyên nghiệp chưa thực sự đồng nhất khi thực hiện chiến lược marketing. Cuối cùng là do ảnh hưởng của hệ thống thu thập thông tin bên ngoài còn thiếu chính xác, không đầy đủ và mạng lưới phân phối vẫn còn ít (chủ yếu chỉ tập trung ở những tỉnh thành lớn, thưa thớt ở những vùng xa trung tâm, vùng núi).

- Việc liên kết, hợp tác cùng phát triển với các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng còn ít. Ngân hàng tuy có định hướng mở rộng thị phần sang các ngành nghề kinh tế - xã hội để đạt mục đích tương hỗ cho mình, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về mặt số lượng cũng như quy mô ngành nghề kinh tế - xã hội. Cạnh tranh luôn là động lực để phát triển của mỗi ngân hàng, Techcombank mới chỉ tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược hỗ trợ nhau ở mức thấp. Hiện nay, đối tác chiến lược trọng yếu của Techcombank là HSBC.

- Đối với khách hàng, khách hàng vấp phải một số khó khăn khi đi vay tiêu dùng ở ngân hàng như: năng lực vay vốn, các điều kiện tín dụng chặt chẽ (qui mô chưa đáp ứng nhu cầu vay, hoạt động tín dụng lớn hay nhỏ quá phụ thuộc vào tài sản đảm bảo và công tác thẩm định nhiều thủ tục còn rườm rà) khi vay của khách hàng. Khách hàng không đáp ứng đủ những yêu cầu mà ngân hàng đưa ra, nên không thể đạt được mục đích vay vốn của mình. Điều này chứng tỏ, ngân hàng chưa thực sự đưa ra gói sản phẩm có đặc điểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay gói sản phẩm khách hàng cần thì ngân hàng chưa cung cấp. Mặt khác, ngân hàng sẽ bị lỗ nếu đến hạn thu nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ, khiến nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên, gây tổn thất cho ngân hàng, hay như khách hàng vay tiền để sử dụng sai mục đích, gian dối trong kê khai mục đích sử dụng của mình.

- Trong khi nền kinh tế thị trường đang phát triển hết sức mạnh mẽ, ngân hàng sẽ luôn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh từ trong và ngoài nước. Đặc biệt khi gia nhập vào WTO, Việt Nam đã và đang có chính sách thu hút các tổ chức

tài chính nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, những ngân hàng này không chỉ mạnh về tiềm lực và uy tín mà họ còn có những gói sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất hết sức cạnh tranh với Techcombank.

2.2.3.3. Khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại Techcombank. * Mức độ cạnh tranh của cho vay tiêu dùng của thị trường.

Hiện nay, tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của các ngân hàng tuy có gia tăng so với những năm trước nhưng hiện vẫn rất thấp (khoảng từ 5-20%). Các ngân hàng gần đây đang tích cực tung ra thị trường các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới: cho vay tiêu dùng bằng tín chấp, cho vay tiêu dùng qua mạng (Ngân hàng Á Châu), mua ô tô trả góp (Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng Ngoại Thương, Sacombank, Techcombank) hay sản phẩm cho vay đối với cán bộ nhân viên (Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế), cho vay du học, gói “Gia đình trẻ” (Techcombank),…Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn liên kết với các đại lý thuộc nhiều mặt hàng để tiến hành cho khách hàng trả góp (như Ngân hàng Đông Nam Á liên kết với hãng Toyota và các đại lý bán xe máy).

Trên thị trường, sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính nước ngoài với các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân là tín dụng tiêu dùng. Điều này đã gây sức ép cạnh tranh quyết liệt cho các ngân hàng trong nước. Một trong số những ngân hàng đó là ngân hàng lớn trên thế giới như HSBC cho phép khách hàng chỉ cần có mức thu nhập ròng từ 3 triệu đồng/tháng trở lên là đủ điều kiện để vay số tiền gấp 10 lần mức thu nhập.

* Mức độ cạnh tranh của cho vay tiêu dùng tại Techcombank

Về hiệu quả hoạt động, Techcombank hiện này là ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại. Riêng tại Hội sở chính Techcombank từ khi đi vào hoạt động từ tháng 3/2007 đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã và đang trở thành mảng tín dụng trọng tâm. Điều này được thể hiện qua bảng doanh số cho vay tiêu dùng nửa cuối năm 2007 (bảng 7).

Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ xấp xỉ 0. Chính vì thế đã chứng tỏ hoạt động có hiệu quả của mảng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.

Về chất lượng hoạt động của ngân hàng nhìn chung đã có nhiều bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bổ sung các phòng ban, tổ chức hợp lý. Một điểm đặc biệt của Techcombank là việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhân viên, đồng thời kết hợp với các hoạt động đào tạo để nâng cao trình độ của mỗi cán bộ ngân hàng. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Techcombank luôn được sàng lọc và lựa chọn kĩ càng về trình độ cũng như tư cách đạo đức. Trong quá trình thực hiện qui trình cho vay tiêu dùng, Techcombank cũng nâng cao độ an toàn, chính xác để đảm bảo không mất thời gian và chi phí của khách hàng và của mình. Thủ tục giao dịch khi khách hàng đến vay nhằm mục đích tiêu dùng cũng được điều chỉnh hợp lý, tổ chức nhanh gọn nhất có thể. Ngoài ra, tốc độ xử lý các giao dịch cũng nhanh hơn trước nhiều (khách hàng tốn ít thời giam hơn để chờ kết quả thẩm định tài chính, thẩm định mục đích sử dụng vốn và thẩm định tài sản đảm bảo). Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau, giúp Techcombank nâng cao chất lượng hoạt động của mình, giữ được uy tín và sự tin cậy của khách hàng.

Số các sản phẩm mới mà Techcombank cung cấp luôn luôn được bổ sung cho phù hợp với mọi đối tượng, mọi nhu cầu tiêu dùng. Techcombank đã đáp ứng được yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm của mình. Sản phẩm của Techcombank đã có những bước đầu mở rộng với các điều kiện khách hàng khác nhau (đối tượng cho vay, tỷ trọng số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo và các phương thức vay mới). Chính sự tăng lên đáng kể của doanh số cho vay tiêu dùng là minh chứng cho sự gia tăng lớn về số lượng khách hàng, gia tăng mạnh mẽ về thị phần. Techcombank đã chứng tỏ được vị thế của mình trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, sánh vai với các ngân hàng lớn trong nước. Bên cạnh đấy, Techcombank không ngừng mở rộng quy mô của mình, các phòng giao dịch và chi nhánh mới liên tục được mở, tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch. Tốc độ gia tăng số lượng chi nhánh tăng một cách chóng mặt so với những năm trước đây.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK 3.1. Xu hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới

Giai đoạn 2008 – 2010, Việt Nam được dự báo mức chi tiêu cho đời sống trung bình một người sẽ tăng 10,57%/ năm so với những năm trước. Khi mức thu nhập tăng cao thì đời sống con người cũng được cải thiện hơn trước, sản phẩm dịch vụ nhiều hơn với đa dạng chủng loại . Đứng trên giác độ người tiêu dùng, họ đang có nhu cầu tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây: 2005 (8,4%) và 2006 (8.2%), trong khi đó dân số lại tăng nhanh (hơn 80 tỷ người) và thu nhập người dân tăng nhanh (GDP bình quân đầu người từ 500 USD năm 2003 lên 550 USD năm 2005 và đạt 638 USD năm 2006). Nhìn chung cho thấy mức sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều và chất lượng cuộc sống đòi hỏi phải được nâng lên. Do kinh tế thị trường ngày càng phát triển, xu hướng tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại với những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc mà còn họ còn hướng tới thúc đẩy tăng chất lượng cuộc sống và đi lại (mua ô tô và trang thiết bị gia đình hiện đại). Đó còn là nhu cầu mua, sửa chữa hay xây mới nhà cửa hay đi du lịch. Trong bối cảnh đó của nền kinh tế, cho vay tiêu dùng là mảng tín dụng có nhiều tiềm năng cần được khai thác hơn bao giờ hết.

Lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang trở thành mảng dịch vụ thu hút tất cả các ngân hàng đầu tư và cung ứng dịch vụ. Thông thường ở một nước đang phát triển bình thường, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay chiếm 40-50%, tuy nhiên tỷ trọng này ở ngân hàng Việt Nam còn thấp 5-20%. Do đó, thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua cạnh tranh quyết liệt để chiếm thị phần cho vay tiêu dùng giữa các ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài. Các ngân hàng trong nước không chỉ có những đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với những ngân hàng nước ngoài uy tín có tiềm lực mạnh mẽ. Ngân hàng nào có những chính sách tín dụng hợp lý, những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, thì ngân hàng đó sẽ thu hút được số lượng lớn các món vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng thì các ngân hàng cũng phải mở

rộng huy động vốn, xây dựng một tiềm lực tài chính vững chắc cho mình. Thời gian gần đây, các ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực cho vay tiêu dùng nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích thích nền sản xuất trong nước và cũng với mục đích để gia tăng thu nhập cho mình. Đây là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong nền kinh tế thị trường và cũng là chiến lược, mục tiêu phát triển lâu dài của thị trường tín dụng tiêu dùng đầy tiềm năng của Việt Nam.

3.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Techcombank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng phát triển trong thời gian tới tại Techcombank cũng khá phù hợp với xu hướng chung của ngành ngân hàng. Trong giai đoạn 2006 – 2010, Techcombank đặt ra mục tiêu cho mình tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 50)