ngành.
Phát triển mảng cho vay tiêu dùng hiện nay đang là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh những biện pháp đặt ra để phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng hiện này thì Chính phủ cần tạo điều kiện để hỗ trợ loại hình này phát triển toàn diện.
- Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các tác nhân nằm ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngân hàng (dân số, địa lý, kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ). Trước tiên, Nhà nước cần bình ổn môi trường kinh tế vĩ mô bằng cách xác định rõ những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Như vậy, cung hàng hoá dịch vụ trên thị trường sẽ gia tăng hơn và đáp ứng được cầu hàng hoá dịch vụ đối với khách hàng. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách kinh tế rõ ràng nhằm mục đích không chỉ phát triển nền kinh tế - xã hội mà còn góp phần thúc đẩy nâng cao mức sống của người dân, tăng thu nhập cho người dân. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, thu nhập cao và ổn định, người dân sẽ có xu hướng sử dụng hàng hoá dịch vụ nhiều hơn, thiết lập cuộc sống đầy đủ, hiện đại cho mình. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng một cách có hiệu quả. Lúc này, mảng cho vay tiêu dùng trở nên đa dạng với nhiều loại sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Ngược lại, hậu quả của môi trường kinh tế vĩ mô kém phát triển là thu nhập kỳ vọng trong tương lai của người dân bấp bênh, người tiêu dùng có xu hướng giảm các khoản vay của mình. Điều này sẽ làm kìm hãm sự phát triển của mảng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng.
- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý: Nhà nước Việt Nam tuy đã có một hệ thống pháp luật cụ thể, đã có những điều luật tín dụng tuy nhiên còn chưa hợp lý và thiếu chặt chẽ. Tầm ảnh hưởng của môi trường pháp lý là rất lớn vì nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy phát triển mảng tín dụng tiêu dùng. Với bất kì một nền
kinh tế nào, hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở để giúp thị trường ổn định, bền vững và phát triển bền vững quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng. Luật Tín dụng là cơ sở pháp lý vững chắc nhất, là căn cứu pháp lý cần thiết để các ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Nhà nước cần sớm ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng để tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng mảng cho vay tiêu dùng và cũng là để nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Môi trường pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, một số khách hàng có thể luồn lách luật gây tổn thất cho ngân hàng. Do đó, để giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển hơn nữa, Nhà nước cần chỉ thị cho các cơ quan có chức năng hoàn thiện bộ luật tín dụng, sửa đổi những gì còn vô lý và hạn chế mọi lỗ hổng luật pháp. Trên tinh thần đó, Nhà nước có thể dùng những chính sách của mình để tạo môi trường thuận lợi khuyến khích người dân tiêu dùng như chính sách thuế thu nhập, hệ lương, … là những yếu tố không thể thiếu trong việc mở rộng tín dụng tiêu dùng.
- Nhà nước cần hỗ trợ trong việc phổ cập các thông tin về cho vay tiêu dùng: Hầu hết các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng được người dân biết đến chủ yếu qua quảng cáo bằng báo đài. Tuy nhiên, những hình thức này làm tốn của ngân hàng một khoản chi phí không phải là nhỏ. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng trong việc quảng bá tín dụng tiêu dùng, phổ cập kiến thức và lợi ích của tín dụng tiêu dùng cho người dân. Nhờ đó, vai trò của tín dụng tiêu dùng sẽ được đông đảo mọi người biết đến, khơi gợi nhu cầu của người dân với hình thức cho vay tiêu dùng và cũng góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phát triển hơn nữa.