Điều 6 UCP600

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 42 - 43)

II. Những quy định cụ thể về phương thức tín dụng chứng từ thông qua các điều

1. Các quy định theo nhóm các điều khoản chung

1.6. Điều 6 UCP600

Nội dung của điều 6 UCP 600 là sự tổng hợp nội dung hai điều khoản (Điều 10 và Điều 42) của UCP 500. Tuy nhiên, UCP 600 cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho

người hưởng lợi. Cụ thể là UCP 500 chỉ cho phép tín dụng chiết khấu tự do (free negotiable Credit) mới có thể được chấp nhận bởi bất cứ ngân hàng nào. Nhưng theo điều 6(a) cho phép người hưởng lợi được lựa chọn ngân hàng trả tiền nếu tín dụng quy định hai ngân hàng trả tiền. Nói một cách dễ hiểu hơn thì tín dụng được thanh toán ở bất cứ ngân hàng nào hoặc là ở một ngân hàng nhất định miễn là phải quy định rõ trong L/C: “Một Tín dụng phải quy định rõ là nó có giá trị thanh toán tại Ngân hàng nào hoặc là tại bất cứ Ngân hàng nào” (A credit must state the bank with which it is available of whether it is available with any bank). Bên cạnh đó, UCP quy định rõ ràng L/C “không được” quy định hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu, và điều này được diễn giải cụ thể và chi tiết hơn trong ISBP 681 (p54) giải thích cụ thể như sau: L/C có thể quy định như vậy( vì theo điều 1 UCP 600) nhưng tuyệt đối không được phát hành L/C có giá trị thanh toán bằng hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu. Hơn nữa, việc “coi hối phiếu như một chứng từ phụ” của UCP 500 thể hiện tính mơ hồ về mặt ngôn từ. Bởi như thế nào được định nghĩa chính xác là “chứng từ phụ”?

Ngoài ra, việc điều khoản nay bổ sung thêm địa điểm xuất trình cũng góp phần làm tăng thêm tính logic chặt chẽ với các quy định của UCP 600 về giá trị thanh toán của tín dụng thư.

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)