Điều 12 UCP600: Sự chỉ định

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 47 - 49)

II. Những quy định cụ thể về phương thức tín dụng chứng từ thông qua các điều

2. Các quy định theo nhóm điều khoản trách nhiệm và nghĩa vụ các bên

2.6. Điều 12 UCP600: Sự chỉ định

Mục (a) Điều 12 UCP600 một lần nữa quy định chi tiết liên quan tới tính độc lập của ngân hàng chỉ định, theo đó, nêu rõ giới hạn nghĩa vụ mà các ngân hàng sẵn sàng thực hiện sự uỷ quyền của ngân hàng phát hành về việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Đồng thời ở mục (c) bổ sung thêm nếu ngân hàng chỉ định muốn thực hiện các hoạt động nêu trên thì không chỉ đơn thuần nhận, kiểm tra và gửi chứng từ cho ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành mà cũng cần phải hoàn thành các quy định về thanh toán và thương lượng thanh toán được định nghĩa ở điều 2 UCP600. Mục (b) quy định rằng nếu một tín dụng có giá trị thanh toán chấp nhận hoặc trả sau với một ngân hàng chỉ định thì tín dụng đó đã bao gồm uỷ quyền cho ngân hàng chỉ định trả trước/ chiết khấu cho một hối phiếu đã được chấp nhận hoặc một cam kết trả tiền sau. Trong trường hợp này đòi hỏi người nhập khẩu phải có sự hiểu biết rõ về người xuất khẩu hay hai bên đã có mối quan hệ tín nhiệm lẫn nhau, hay đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài.

2.7.Điều 13 UCP 600: Thoả thuận hoàn trả giữa các ngân hàng

Thoả thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng được quy định ở điểu 19 UCP 500 nhưng sau này, ICC đã có một nguồn luật riêng điều chỉnh thoả thuận hoàn trả giữa các ngân hàng URR 525 ,1995: (Quy tắc thống nhất hoàn trả tiền giữa các Ngân hàng theo thư Tín dụng – Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements under Documentary Credits, ICC Publication No. 525, 1995). Trong quá trình góp ý dự thảo UCP600, đã có ý kiến cho rằng nên đưa toàn bộ nội dung của URR 525 vào điều 13(b) UCP600. Tuy nhiên, do ISB 98 lại tham chiếu URR 525 nên nguồn luật này được giữ lại. Và khi quy định về điều này, UCP600 đã dựa trên nguyên tắc tự chọn. Điều đó có nghĩa rằng: nếu muốn áp dụng URR thì phải quy định rõ ràng trong thư tín dụng còn

nếu không mặc nhiên coi như chấp nhận theo sự điều chỉnh của điều 13 UCP600. Tuy nhiên, để quy định này phù hợp không mâu thuẩn với URR 525, điều 13 (b)(i) quy định uỷ quyền hoàn trả sẽ không phụ thuộc vào ngày hết hạn. Xuất phát từ việc có nhiều ngân hàng coi ngày hết hạn hiệu lực tín dụng cũng là ngày hết hạn hoàn trả nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp người thụ hưởng xuất trình sát với ngày hết hiệu lực tạo điều kiện cho ngân hàng có cơ hội từ chối thanh toán. Nói chung, nhờ nguyên tắc lựa chọn này, các bên tham gia có cơ hội cân nhắc để lựa chọn cho mình phương thức điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, thị trường và giao dịch quốc tế. Trên đây là 13 điều khoản của UCP600 đề cập đến mọi khía cạnh mang tính lý thuyết, từ việc áp dụng, phát hành, thông báo, xác nhận, sửa đổi, giá trị thanh toán và chỉ định. Tiếp theo, khoá luận tập trung chủ yếu vào nghiên cứu những vấn đề liên quan tới bộ chứng từ như tạo lập, xuất trình và kiểm tra chứng từ, đây là cơ sở quyết định xem bộ chứng từ có phù hợp hay không? Đồng nghĩa với việc có chấp nhận thanh toán hay từ chối thanh toán?

Một phần của tài liệu UCP600 với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)