Phân bố và cấu trúc quần thể ngoài tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 26 - 27)

3. Đóng góp mới của luận văn

1.2.2. Phân bố và cấu trúc quần thể ngoài tự nhiên

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về phân bố và cấu trúc quần thể của cây Me rừng, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về hóa học và dược liệu. Tuy nhiên, phân bố của cây Me rừng ngoài tự nhiên đã được nhiều nhà nghiên cứu về thảm thực vật, nhất là các nghiên cứu về diễn thế và tái sinh rừng trong thời gian gần đây. Theo các tác giả, cây Me rừng có phân bố khá rộng rãi trên các vùng đồi núi nước ta như các tỉnh Tây Bắc (Lê Đồng Tấn, 2000 và 2003; Vũ Thị Liên, 2005 ), Thái Nguyên, Bắc Kạn (Phạm Ngọc Thường, 2003; Lê Ngọc Công, 2004, Lê Đồng Tấn, 2007)...[8], [21], [31], [39].

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Me rừng là loài cây tiên phong, thường tái sinh trên các vùng đất trống, đồi núi trọc hoặc các trạng thái thảm thực vật bị thoái hóa là thảm cỏ, thảm cây bụi trên các vùng đồi núi ở Việt Nam. Me rừng còn là loài cây chịu khô hạn nên có thể được coi như một cây chỉ thị cho mức độ thoái hóa của đất. Điều đó được thể hiện ở các ý kiến cho rằng đất càng thoái hóa thì thành phần (tổ thành) cây Me rừng càng cao.

Mặc dù có phân bố rộng, nhưng Me rừng không phải là loài ưu thế tuyệt đối trong các quần xã thực vật. Độ ưu thế cao chỉ xuất hiện trên những diện tích nhỏ và thường phân bố theo đám hay cụm. Độ ưu thế trong các quần xã thường đạt được trong các trạng thái thảm cây bụi. Những quần xã thảm cây bụi có Me rừng chiếm ưu thế thì hệ số tổ thành thường dao động trong khoảng 5-15%; khi rừng phục hồi, tán rừng khép kín thì cây bị đào thải và độ ưu thế cũng giảm (thường chỉ chiếm trên dưới 5% về hệ số tổ thành loài) [31], [33].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thống kê về cây tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật thứ sinh, Me rừng cũng ghi nhận là loài cây tái sinh nhưng tỷ lệ không cao nên không được coi như là một loài ưu thế trong tổ hợp các loài cây tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)