Điều kiện tự nhiên vùng Tràng Định, Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 39 - 41)

3. Đóng góp mới của luận văn

3.2.Điều kiện tự nhiên vùng Tràng Định, Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng Huyện Tràng Định - Lạng Sơn

Là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn hơn 70 km theo đường QL 4A lên Cao Bằng. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông - đông bắc giáp Trung Quốc, phía nam và tây nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia, phía tây giáp huyện Nà Rì, tỉnh Bắc Kạn. Có 53 km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên giới Nà Mằn và Canh Va, nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc. Vị trí này tạo thuận lợi cho Tràng Định trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.

Có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi xen kẽ các thung lũng ven sông, suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao trung bình 200 - 500 m, độ dốc trung bình 25 - 30 độ. Dạng địa hình núi đất là phổ biến, chiếm trên 42% diện tích; dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7%; các dải thung lũng hẹp chiếm 4%. Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Có 3 sông lớn là Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch chảy qua và có hệ thống suối khá dày đặc, với 7suối lớn, 1 mạng lưới khe rạch, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện nhỏ. Ngoài hệ thống sông, suối, Tràng Định còn có 19 hồ lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha.

Tài nguyên khoáng sản ở Tràng Định không nhiều, trữ lượng nhỏ. Theo số liệu địa chất, trên địa bàn huyện có vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên; mỏ nước khoáng tự nhiên, được đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh có thể khai thác để làm nước giải khát. Ngoài ra trên địa bàn huyện Tràng Định còn có đá vôi, cát, sỏi,...có thể khai thác để sản xuất vật liệun xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích đất có rừng của Tràng Định khá lớn, theo số liệu thống kê rừng năm 2009, diện tích rừng là hơn 36 nghìn ha, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích rừng tự nhiên 32.422 ha, chiếm 85,8% diện tích đất có rừng, trong đó rừng gỗ là 29.185,2 ha, rừng tre vầu 2.837,7 ha, rừng hỗn giao 44,9 ha.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,60

C, lượng mưa trung bình năm từ 1.155 - 1.600 mm/năm, độ ẩm không khí bình quân 82 - 84%. Đất ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét chiếm trên 42% diện tích đất tự nhiên; đất đỏ vàng trên đá mácma axít (Fa) chiếm trên 28%; đất vàng nhạt trên đá cát (F4) chiếm 3,4%, đất phù sa, đất phù sa sông, suối (Py) chiếm 1,2%; đất dốc tụ (D) chiếm 1,3%; còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá,...

3.2.2. Điều kiện tự nhiên vùng Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn

Văn Lãng là một Huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm Tỉnh Lỵ 30 km, có đường quốc lộ 4A đi qua dài 32km. Có đường biên giới Quốc gia giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 36 km.

- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.

- Phía Nam giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan. - Phía Đông giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia.

Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặp chợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi. Dạng hình núi đất là chủ yếu, có độ dốc trên 250

chiếm 88% diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, một số vị trí thấp có thể phát triển trồng cây ăn quả, trồng hồi…

Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Tân Lang, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Trùng Quán, An Hùng với diện tích khoảng 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích đất tự nhiên. Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, có diện tích 3.505 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên. Các dải đồi có độ dốc thấp (8-250

) không nhiều, diện tích khoảng 950 ha rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi…

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm được thể hiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C. Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm/năm số ngày có mưa khoảng 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô. Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam.

Đây là vùng không bị ảnh hưởng của gió bão, nên thích hợp cho trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 39 - 41)