Nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 61 - 62)

3. Đóng góp mới của luận văn

4.3.1.Nguồn gốc cây tái sinh

Cây Me rừng có khả năng tái sinh tự nhiên cả bằng hạt, cả bằng chồi. Cây tái sinh bằng chồi chủ yếu từ gốc, có gặp cây tái sinh từ rễ. Để xác định nguồn gốc cây được dựa vào vết sẹo ở gốc cây [26]. Trên đất mới được phát đốt để trồng trọt, cây tái sinh chủ yếu bằng hạt. Trên đất đã bỏ hoang, nhất là đất sau bỏ hoang nhưng vẫn bị những tác động khai thác gỗ củi và chăn thả thì chủ yếu cây được tái sinh từ chồi. Kết quả trình bày trong bảng 4.10 cho thấy rõ điều đó.

Từ kết quả thu được cho thấy rằng, cây Me rừng có khả năng tái sinh từ hạt tốt, nhưng sau đó do các tác động phát dọn làm nương rẫy, khai thác gỗ củi hoặc chăn thả đã làm cho cây bị chặt, phát hay tổn thương. Nhưng do có khả năng sống sót tốt nên cây vẫn sống sót, tiếp tục nẩy mầm và hình thành nên thế hệ cây mới từ chồi. Quá trình lặp lại và diễn ra trong thời gian lâu dài nên trong các trạng thái thảm thực vật hay đất bỏ hoang sau canh tác cây tái sinh từ chồi có tỷ lệ cao và tăng dần.

Bảng 4.10: Nguồn gốc cây Me rừng tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật tại KVNC

Trạng thái thảm thực vật

Địa điểm nghiên cứu

Nguồn gốc cây tái sinh Cây hạt (%) Cây chồi (%) Đất đang canh tác Mê Linh 79,55 20,45 Cao Bằng 73,64 26,36 Lạng Sơn 75,80 24,20 Thảm cỏ Mê Linh 38,70 61,30 Cao Bằng 28,50 71.50 Lạng Sơn 31,55 68.45 Thảm cây bụi Mê Linh 15,40 84,60 Cao Bằng 9,900 90,10 Lạng Sơn 12,35 87,65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 61 - 62)