3. Đóng góp mới của luận văn
4.5.2. Sinh trưởng của Me rừng sau khi trồng ngoài đồng ruộng
Để nghiên cứu sinh trưởng của cây Me rừng (được trồng từ hạt) trong điều kiện trồng trọt, chúng tôi kế thừa số liệu do Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh thu thập từ năm 2005 đến năm 2008, năm 2009-2010 chúng tôi trực tiếp thu thập. Trong giai đoạn 2005-2007, số liệu thu thập nghiên cứu đường kính được đo ở độ cao cách mặt đất 10 cm (D10cm), từ năm 2008 số liệu về đường kính được đo ở độ cao ngang ngực 1,3m (D1,3m). Kết quả được trình bày trong bảng 4.23, đồ thị 4.9.
Bảng 4.23: Sinh trưởng chiều cao và đường kính cây Me rừng trồng tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh
Nội dunng D10cm D1,3m
Năm theo dõi 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chiều cao (m) 1.15 1,56 1,85 2,35 2,55 2,98 ∆H (m/năm) - 0,41 0,29 0,50 0,20 0,43 Đường kính (cm) 1,24* 2,58* 4,63* 3,84 4,67 5,63 ∆D(cm/năm) - 1,34 2,05 - 0,83 0,96 0.41 0.29 0.5 0.2 0.43 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 2005(1) 2006(2) 2007(3) 2008(4) 2009(5) 2010(6) Năm tuổi m/năm
Đồ thị 4.9: Tăng trưởng về chiều cao cây Me rừng sau khi trồng ngoài đồng ruộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 4.23 và đồ thị 4.9 chúng tôi nhận thấy: Tốc độ tăng trưởng của Me rừng tăng dần hàng năm (năm thứ nhất là 1,15m đến giai đoạn 6 năm tuổi chiều cao của Me rừng trồng ngoài đồng ruộng đạt 2,98m).
Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình hàng năm là: 0,37m/năm (trung bình 0,03m/tháng). Trong giai đoạn từ 1-6 năm tuổi (từ năm 20052010) Me rừng có tốc độ tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất ở giai đoạn 4 năm tuổi (năm 2008) đạt 0,50m/năm; tốc độ tăng trưởng thấp nhất là: 0,20m/năm (năm 2009).
Qua bảng 4.23, cho thấy tốc độ tăng trưởng theo đường kính thân cây (D10cm; D1,3m) của các cây Me rừng cũng tăng dần theo thời gian (từ năm 2005 đến năm 2007 và từ năm 2008 đến năm 2010), càng về sau tốc độ tăng trưởng càng cao. Từ 1,34cm/năm (D10cm) vào năm 2005 2006 tăng lên 2,05cm/năm vào năm 20062007. Từ 0,83cm/năm (D1,3m) vào năm 20082009 tăng lên 0,96cm/năm vào năm 2009 2010.