3. Đóng góp mới của luận văn
3.3. Điều kiện tự nhiên Trạm đa dạng sinh học Mê Linh-Vĩnh Phúc
Là vùng bán sơn địa, là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất (điểm cực đông, thuộc đỉnh Đá trắng) cao 520m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình phần lớn là đất dốc, độ dốc trung bình 15-300
. Có nhiều nơi dốc từ 30-350. Các bãi bằng rất ít, rải rác vài ba bãi nhỏ dọc theo ven suối ở biên giới phía Tây. Đây là khu vực rừng đầu nguồn của một vài con suối nhỏ chảy ra hồ Đại Lải.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình năm là 23,50
C, trung bình mùa hè 27 - 290C, mùa đông 16 - 170C. Có 2 mùa gió thổi: gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng X đến tháng III năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng IV đến tháng IX trong năm.
Khu vực nghiên cứu, bị những dãy núi nhỏ ngăn cách gió Đông nam từ Thái Nguyên thổi sang. Lượng mưa trong năm vào loại thấp, khoảng 1.335 - 1.650 mm/năm. Mùa mưa từ tháng VI đến tháng X chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân phối không đều, thường tập trung vào mùa hè từ tháng VI đến tháng IX hàng năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng VI đến tháng VIII. Số ngày mưa trong năm khoảng 140 ngày. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%, thấp nhất vào tháng II dưới 80%. Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 1040,1mm gần bằng lượng mưa trong năm.
Do vậy, chúng tôi sơ bộ có nhận xét: các điểm của khu vực nghiên cứu thuộc vùng có khí hậu tương đối khô hạn, lượng mưa không đều, địa hình phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt mỏng. Chủ yếu là những dãy núi đất đá, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng rừng và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN