3. Đóng góp mới của luận văn
2.5.2. Nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng cây Me rừng tái sinh tự nhiên
2.5.3. Nghiên cứu nhân giống cây Me rừng
2.5.3.1. Nghiên cứu nhân giống bằng hạt
2.5.3.2. Nghiên cứu nhân giống bằng giâm cành
2.5.4. Sinh trưởng phát triển của cây Me rừng
2.5.4.1. Nghiên cứu sinh trưởng của cây ngoài tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.1. Điều tra nghiên cứu ngoài thực địa
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) và Hoàng Chung (2006) [6], [11], [36].
- Tuyến điều tra: Tuyến điều tra được xác định đại diện cho các loại hình (kiểu) thảm thực vật. Mỗi loại hình thảm thực vật thực hiện 3 tuyến, chiều dài tuyến phục thuộc vào điều kiện thực địa nhưng không nhỏ hơn 500m.
- Ô tiêu chuẩn (OTC): ô tiêu chuẩn có diện tích 400m2 (20x20m) được bố trí dọc theo tuyến điều tra và được lựa chọn là điển hình cho loại hình thảm thực vật.
Các số liệu thu thập trên tuyến điều tra và OTC gồm: các yếu tố địa hình, độ dốc, hướng phơi, nguồn gốc thảm thực vật, đo đếm các loài cây bụi, cây gỗ (cây có chiều cao từ 3m trở lên) trong phạm vi 2m ở hai bên tuyến, độ dầy rậm của thảm tươi. Các số liệu trên ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra được ghi chép riêng cho từng loài.
Đo đếm thu thập các số liệu về chiều cao đường kính được thực hiện theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay [4], [6], [16].
* Đo đường kính thân cây cách gốc 10cm (D10cm): Dùng thước kẹp palme đo đường kính cách gốc 10cm. Đo theo hai hướng Đông – Tây và Nam - Bắc sau đó tính trị số trung bình.
* Đo đường kính thân cây ngang ngực (ở độ cao 1,3m trên mặt đất-D1.3 m): Dùng thước kẹp palme đo đường kính cách gốc tầm ngang ngực khoảng 1,3m đo với độ chính xác đến cm, đo theo 2 hướng Đông – Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Đo chiều cao vút ngọn (HVN,m) và chiều cao dưới cành (Hdc,m): Được đo bằng thước Blumeliss (đo theo nguyên tắc lượng giác) và thước sào với độ chính xác đến cm.
+ HVN được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.
+ Hdc được xác định từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên tạo tán cây. * Đo đường kính tán (DT,m): Được đo bằng phương pháp điều tra rừng chính xác đến cm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông – Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình.
Thu các mẫu quả ở giai đoạn chín. Tất cả các mẫu có đặc điểm đáng chú ý đều được chụp ảnh hoặc vẽ lại khi còn ở trạng thái tươi (hình thái, kích thước…).
Điều tra thu thập tri thức bản địa về giá trị sử dụng của Me rừng ở các địa phương theo các phương pháp của Bộ môn Thực vật dân tộc học.
2.6.2. Phương pháp nhân giống
2.6.2.1 Nhân giống vô tính bằng giâm cành [1], [7], [10], [45].
- Giâm cành trên đất
Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi trong nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp... Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành (hom giống) và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.
Cũng như các phương pháp nhân giống vô tính khác, giâm cành có ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây mới được tạo ra không bị phân ly, biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc chọn tạo giống mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Chọn hom giống
Chúng tôi chọn 3 loại cành trên những cá thể Me rừng khỏe, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Hom giống cắt dài 15-20cm và cắt tỉa bỏ lá .
Cành non: cành 1 năm tuổi
Cành bánh tẻ: cành ở giai đoạn 2 năm tuổi Cành già: 3-4 năm tuổi
+ Cắt và xử lý hom giống
Cắt cành vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 15-20cm cắt tỉa bỏ lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay.
Xử lý bằng chất kích thích ra rễ (CKTRR): Loại CKTRR được chúng tôi sử dụng là: N3M, có thành phần (N 11%,P205 3%, K20 2,5%, B 1%, M0
0,005%; (Cu, Zn, Mn, Fe – 0,2%), phụ gia đặc biệt đủ 100%). Ngâm hom giống vào chất kích thích ra rễ trong 5-7 phút (chỉ ngâm sâu 2-3 cm). Sau đó lấy hom giống để 1-2 phút cho ráo nước rồi cắm vào đất theo cự ly 5 x 10-15cm (cành cách cành 5cm, hàng cách hàng 10-15cm). Cành được cắm nghiêng so với mặt đất 15-200
.
* Đối chứng (không xử lý chất kích thích ra rễ) cũng được cắm vào đất theo cự ly như các hom giống đã xử lý chất kích thích ra rễ.
Mỗi công thức giâm 100 cành và lặp lại, theo từng thời kỳ khác nhau vào hai vụ xuân và hè liên tục. Sau khi giâm đất luôn được giữ ẩm (mỗi ngày tưới 3 lần: sáng, trưa, chiều).
+ Chuẩn bị vườn ươm giâm hom giống
Làm đất: Đất được dọn sạch cỏ, cuốc phơi khô, sau một tuần đập nhỏ, lên luống, chiều dài tuỳ thuộc vào địa hình nơi trồng cho phép. Chọn khu đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới , độ dốc không quá 50.Ở vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 20cm, rộng 80cm - 1m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 10-12cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non + 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10-20cm.
Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ cao 1,6-1,8m. Phía trên lợp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa...
- Giâm cành trên cát.
+ Xây dựng bể cát có độ sâu 40cm (cát)
+ Cách chọn hom giống và xử lý hom giống…được tiến hành như giâm cành trên đất.
- Kỹ thuật làm bầu đất và chăm sóc cây con
* Đất làm bầu phải được đập nhỏ và sàng để loại bỏ đá, có bổ sung thêm phân chuồng đã ủ và NPK.
* Khi cành giâm ra rễ dài 5-10 cm thì đánh chuyển vào bầu đất. Bầu đóng xong được xếp vào luống và tre bóng để tránh nắng. Hàng ngày tưới nước giữ đất đủ ẩm.
2.6.2.2. Nhân giống bằng hạt [10], [15], [26]
Quả Me rừng chín vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 và có thể kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Vỏ quả ngoài dày và mọng nước nên sau khi thu hoạch cần ủ cho thối rữa hoặc tách bóc loại bỏ vỏ quả ngoài (còn gọi là thịt quả), rửa sạch, hong khô, vỏ quả trong tự mở cho hạt rơi ra. Chọn hạt mẩy, chắc để làm giống. Hạt có dầu dễ mất sức nẩy mầm. Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quản đến khả năng nẩy mầm của hạt. Chúng tôi đã đựng hạt trong hộp nhựa kín màu nâu, khô và bảo quản ở điều kiện trong phòng .
Hạt được bảo quản trong thời gian 10, 20, 30 và 40 ngày; sau đó được gieo trực tiếp vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Mỗi lô gieo 100 hạt, hàng ngày tưới nước giữ ẩm. Sau 10 ngày kiểm tra và đếm toàn bộ số hạt nẩy mầm.
2.6.3. Trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng [10], [15], [26]
Đất được dọn sạch cỏ, cuốc, phơi khô, đập nhỏ, lên luống (kích thước: 7x7m, cao 0,2m). Dùng phân NPK bón lót (0,02 kg/cây). Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao, tăng trưởng về đường kính thân cây.
2.6.4. Nghiên cứu sinh trưởng phát triển
- Theo dõi tỷ lệ cành giâm nẩy chồi, ra lá, ra rễ và sống sót. - Tỷ lệ nẩy mầm của hạt Me rừng
-Nghiên cứu sinh trưởng của Me rừng (P.emblica) được trồng từ hom. - Nghiên cứu sinh trưởng của Me rừng (P.emblica) được trồng từ hạt. - So sánh tốc độ tăng trưởng của cây Me rừng được trồng bằng hom với trồng bằng hạt.
- Nghiên cứu sinh trưởng của Me rừng (P. emblica) tái sinh tự nhiên.
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.7.1. Phương pháp phân tích mẫu.
- Xác định tên loài theo cuốn cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [16] và Nguyễn Nghĩa Thìn (1995, 1998, 2003) [35], [38].
- Đo kích thước: chiều dài (l) và rộng (r): Chiều dài và đường kính quả được đo bằng thước kẹp palme với độ chính xác 0,1 mm.
- Xác định khối lượng quả: dùng cân, cân khối lượng trung bình của 100 quả cũng như của mỗi quả to nhất và nhỏ nhất theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1995,1998,2003) [35], [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.7.2. Xác định tỷ lệ nẩy mầm và ra rễ của cành giâm và hạt gieo
* Xác định tỉ lệ nẩy mầm của cành giâm và hạt gieo
Tỉ lệ nẩy mầm = Số cành giâm (hạt gieo) nẩy mầm X 100% Tổng số cành đem giâm (hạt gieo)
* Xác định tỉ lệ ra rễ
Tỉ lệ ra rễ = Số cành giâm (hạt gieo) ra rễ X 100% Tổng số cành đem giâm (hạt gieo)
2.7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê [43], [44].
Các kết quả nghiên cứu được xử lý và đánh giá theo phương pháp toán thống kê:
- Xác định mật độ: Để xác định mật độ chúng tôi sử dụng công thức: N/ha = n x 10.000
S
n : Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số loài hoặc tổng số cá thể trong OTC. S: Diện tích OTC (m2 ). - Trung bình số học: X = n X n i 1 - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 1 2 n X X n i n < 30 - Sai số trung bình: n X X n i 2 1 ) ( n30 - Sai số trung bình: m= n
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều tự nhiên vùng Hoà An, Thạch An – Cao Bằng
3.1.1. Điều tự nhiên vùng Hoà An - Cao Bằng
Phía Bắc là vùng địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 300- 600m. Chủ yếu là vùng núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và khe suối, thích hợp cho việc trồng rừng và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Phía Nam là vùng có địa hình thấp, khá bằng phẳng, có độ cao trung bình 200-300m so với mực nước biển. Đây là vùng đồng bằng ven sông, suối có độ dốc <100
. Vùng nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ trung bình cả năm là 21,60, nhiệt độ cao nhất (tháng 5): 39,90
C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12):-1,30C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm: 7,20
C. Biên độ nhiệt trung bình ngày đêm: 8,40
C.
Khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm: 1.442mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Số ngày mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8 nên thường gây ra xói mòn, rửa trôi đất đai và gây úng lụt, sạt lở cục bộ ở các khu vực đồng ruộng ven sông, suối. Ngược lại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa rất ít (chỉ khoảng 10% cả năm) thường gây nên tình trạng hạn kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm không khí trung bình cả năm 81%, thường biến động từ 79-86% . Tuỳ thuộc vào lượng mưa và lượng nước bốc hơi. Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.020mm/năm, nước bốc hơi phân bố không đều trong năm. Về mùa khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lượng bốc hơi chênh lệch nhiều hơn so với lượng mưa. Vì vậy mùa khô đã ít mưa lại càng thiếu nước.
Khu vực nghiên cứu nhiều khi phải chịu những hiện tượng khí hậu đặc biệt như: mưa đá vào mùa hè (thường xuất hiện vào khoảng tháng 4) và sương muối vào mùa đông (thường xuất hiện vào khoảng tháng 12-1). Tuy tần suất hiện các hiện tượng khí hậu trên rất thấp nhưng thường gây ra thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.2. Điều tự nhiên vùng Thạch An – Cao Bằng
Là huyện miền núi, vùng cao. Nằm ở phía nam tỉnh Cao Bằng theo đường quốc lộ số 4. Giáp huyện Tràng Định - Lạng Sơn. Địa hình chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những núi ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn huyện, gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích ; núi đất chiếm 65% diện tích . Ðiểm cao nhất có độ cao trên 1.500m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 300 m. Ðộ cao trung bình 500-1000 m so với mực nước biển.
Có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.200-1.500 mm/năm. Hiện tượng sương muối, xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất 00
C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340C, tháng nóng nhất là tháng 6; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Điều kiện tự nhiên vùng Tràng Định, Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn
3.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng Huyện Tràng Định - Lạng Sơn
Là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn hơn 70 km theo đường QL 4A lên Cao Bằng. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông - đông bắc giáp Trung Quốc, phía nam và tây nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia, phía tây giáp huyện Nà Rì, tỉnh Bắc Kạn. Có 53 km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên giới Nà Mằn và Canh Va, nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc. Vị trí này tạo thuận lợi cho Tràng Định trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.
Có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi xen kẽ các thung lũng ven sông, suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao trung bình 200 - 500 m, độ dốc trung bình 25 - 30 độ. Dạng địa hình núi đất là phổ biến, chiếm trên 42% diện tích; dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7%; các dải thung lũng hẹp chiếm 4%. Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Có 3 sông lớn là Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch chảy qua và có hệ thống suối khá dày đặc, với 7suối lớn, 1 mạng lưới khe rạch, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện nhỏ. Ngoài hệ thống sông, suối, Tràng Định còn có 19 hồ lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha.
Tài nguyên khoáng sản ở Tràng Định không nhiều, trữ lượng nhỏ. Theo số liệu địa chất, trên địa bàn huyện có vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào