Đặc điểm sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 46 - 47)

3. Đóng góp mới của luận văn

4.1.2. Đặc điểm sinh thái

Do điều kiện kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu cuả đề tài, chúng tôi không thực hiện các thí nghiệm mà chỉ thực hiện điều tra thu thập số liệu tại 3 vùng sinh thái, khí hậu khác nhau (Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc và vùng phụ cận, Thạch An, Hòa An tỉnh Cao Bằng và Tràng Định, Văn Lãng tỉnh Lạng sơn)), để bước đầu nghiên cứu các điều kiện sinh thái của loài cây. Các số liệu thu thập được cho thấy:

- Me rừng có khả năng sinh trưởng được cả trên núi đất và núi đá. Tuy nhiên, trên núi đất cây có khả năng tái sinh nhiều hơn, và có thể trở thành loài cây ưu thế trong các trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh mới phục hồi.

- Theo độ cao: có thể thấy Me rừng mọc từ độ cao dưới 100m đến độ cao trên 700m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Theo vị trí địa hình, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, Me rùng có phân bố tập trung ở vùng sườn và đỉnh núi nhiều hơn so với ở vùng chân núi. Điều đó được thể hiện ở hệ số tổ thành hay độ gặp trong các ô điều tra. Ví dụ, độ gặp của loài cây ở Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc: ở chân đồi là rất ít, sườn đồi từ ít đến nhiều và đỉnh đồi là nhiều, có nơi rất nhiều.

- Me rừng là loài cây ưa sáng: điều đó được thể hiện ở chất lượng cây trong thảm thực vật trong quá trình diễn thế. Trên các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi cây thường có sức sống tốt, phát triển mạnh, nhưng đến rừng thứ sinh thì thường bị tỉa cành, và bị đào thải. Tính ưa sáng còn thể hiện ở sự thiếu hụt cây tái sinh dưới tán rừng.

- Cây Me rừng ra hoa kết quả không đều và không thường xuyên. Đây là một đặc tính cần tiếp tục nghiên cứu để có kế hoạch quản lý khai thác trong điều kiện cây sinh trưởng tự nhiên [26].

- Me rừng có khả năng sinh trưởng chậm, phân cành thấp (cây cao 0,3m - 4,0m đã phân cành cấp I), kích thước nhỏ, thân cây không thẳng. Những số liệu thu được cho thấy cây 15 tuổi chỉ đạt chiều cao trung bình 6m–6,5m và đường kính 7-7,5cm.

- Me rừng loài cây chịu được khô hạn và nạn lửa rừng. Trên những nơi sau cháy rừng cây Me rừng vẫn sinh trưởng tốt; những vùng đất đồi núi khô cằn trên cả 3 vùng nghiên cứu đều gặp Me rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và trồng thử nghiệm cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)