3. Đóng góp mới của luận văn
3.1. Điều tự nhiên vùng Hoà An, Thạch A n– Cao Bằng
3.1.1. Điều tự nhiên vùng Hoà An - Cao Bằng
Phía Bắc là vùng địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 300- 600m. Chủ yếu là vùng núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và khe suối, thích hợp cho việc trồng rừng và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Phía Nam là vùng có địa hình thấp, khá bằng phẳng, có độ cao trung bình 200-300m so với mực nước biển. Đây là vùng đồng bằng ven sông, suối có độ dốc <100
. Vùng nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ trung bình cả năm là 21,60, nhiệt độ cao nhất (tháng 5): 39,90
C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12):-1,30C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm: 7,20
C. Biên độ nhiệt trung bình ngày đêm: 8,40
C.
Khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm: 1.442mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Số ngày mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8 nên thường gây ra xói mòn, rửa trôi đất đai và gây úng lụt, sạt lở cục bộ ở các khu vực đồng ruộng ven sông, suối. Ngược lại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa rất ít (chỉ khoảng 10% cả năm) thường gây nên tình trạng hạn kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm không khí trung bình cả năm 81%, thường biến động từ 79-86% . Tuỳ thuộc vào lượng mưa và lượng nước bốc hơi. Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.020mm/năm, nước bốc hơi phân bố không đều trong năm. Về mùa khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lượng bốc hơi chênh lệch nhiều hơn so với lượng mưa. Vì vậy mùa khô đã ít mưa lại càng thiếu nước.
Khu vực nghiên cứu nhiều khi phải chịu những hiện tượng khí hậu đặc biệt như: mưa đá vào mùa hè (thường xuất hiện vào khoảng tháng 4) và sương muối vào mùa đông (thường xuất hiện vào khoảng tháng 12-1). Tuy tần suất hiện các hiện tượng khí hậu trên rất thấp nhưng thường gây ra thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.2. Điều tự nhiên vùng Thạch An – Cao Bằng
Là huyện miền núi, vùng cao. Nằm ở phía nam tỉnh Cao Bằng theo đường quốc lộ số 4. Giáp huyện Tràng Định - Lạng Sơn. Địa hình chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những núi ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn huyện, gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích ; núi đất chiếm 65% diện tích . Ðiểm cao nhất có độ cao trên 1.500m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 300 m. Ðộ cao trung bình 500-1000 m so với mực nước biển.
Có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.200-1.500 mm/năm. Hiện tượng sương muối, xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất 00
C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340C, tháng nóng nhất là tháng 6; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn