Phân cấp quản lý thu thuế trong ngành thuế nói chung và riêng đối với thuế GTGT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 42 - 46)

e. Vai trò của thuế Giá trị gia tăng

2.2.2Phân cấp quản lý thu thuế trong ngành thuế nói chung và riêng đối với thuế GTGT

riêng đối với thuế GTGT

Hiện nay, ngành Thuế đã được sắp xếp theo ngành dọc với 3 cơ quan là Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính – là cơ quan tham mưu chính sách cho Bộ, không trực tiếp quản lý thu thuế. Ở địa phương có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế và Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế, là cơ quan trực tiếp quản lý và thu thuế. Với cơ cấu ngành dọc với ba cơ quan nói trên, ngành Thuế trong những năm qua, đã thực hiện tốt việc quản lý thuế của mình. Về phân cấp và phân quyền giữa các cơ quan được quy định rõ ràng điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới cùng hướng vào mục tiêu thực hiện tốt các chỉ tiêu của Nhà nước giao về thu Ngân sách.

Cơ quan thuế các cấp đều có chung chức năng cơ bản là quản lý thu thuế và thu khác vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở mỗi cấp khác nhau thì nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thuế được qui định khác nhau. Cơ quan Tổng cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện việc thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác thống nhất trong cả nước; đề xuất các qui trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp và chỉ đạo thực hiện trong toàn ngành. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tham gia với Bộ Tài chính trong công tác xây dựng chính sách thuế. Hiện nay, Tổng cục Thuế không có chức năng trực tiếp thu thuế. Các cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi cục thuế quận, huyện có nhiệm vụ cơ bản là quản lý và trực tiếp thu các khoản thuế, phí và thu khác vào Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở cấp

Trung ương và cấp địa phương về cơ bản là thống nhất, nhưng có những điểm khác nhau, phù hợp và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng cấp (Ví dụ: Hiện nay tại các cục thuế có các phòng quản lý thu, nhưng tại Tổng cục Thuế không tổ chức các phòng này; hay chức năng hợp tác quốc tế về thuế chỉ tập trung đầu mối tại Tổng cục Thuế, do đó tại Tổng cục Thuế thành lập Ban Hợp tác quốc tế còn tại các cục thuế không tổ chức bộ phận độc lập...).

Các cục thuế có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thu thuế và các khoản thu khác cho Ngân sách nhà nước theo quy định trên toàn địa bàn; thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao và bảo đảm thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo cấp tỉnh, thành; thực hiện song trùng lãnh đạo của Tổng cục Thuế và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, tham mưu cho uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác thuế của tỉnh, thành phố và thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu do Tổng cục Thuế hướng dẫn.

Cục thuế các tỉnh phụ trách toàn bộ hệ thống chính sách thuế, lệ phí của nước ta được áp dụng trên địa bàn (trừ thuế xuất nhập khẩu do Cục Hải quan phụ trách), được chia thành những khoản chủ yếu sau đây: Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tiền thuê đất; lệ phí trước bạ; thuế nhà đất; thu phí, lệ phí; thuế thu nhập cá nhân; các khoản thu khác.

Hệ thống tổ chức quản lý thu thuế được phân công, phân nhiệm giữa cục thuế với các chi cục thuế quận, huyện. Cụ thể:

Một là, Trực tiếp quản lý, thu thuế đối với các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô và doanh thu lớn;

Hai là, Chuyên trách về kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế qua các phòng thanh tra, kiểm tra thuế;

Ba là, Cung cấp và quản lý việc sử dụng ấn chỉ qua các phòng quản lý ấn chỉ;

Các chi cục thuế trực tiếp quản lý, thu thuế đối với các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh; hộ kinh doanh cá thể; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ; thuế nhà đất và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn quận, huyện qua các tổ đội thuế và các bộ phận chuyên trách tại văn phòng các chi cục thuế.

Với hệ thống tổ chức như vậy, Ngành Thuế có hơn 700 chi cục thuế trực thuộc các cục thuế tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ quản lý thu và hướng dẫn nhiệm vụ, tham mưu cho hội đồng tư vấn ở các phường, xã.

Việc phân cấp quản lý thu trong ngành thuế thường căn cứ vào đối tượng quản lý, không căn cứ vào sắc thuế. Một đối tượng có thể nộp nhiều loại thuế khác nhau nhưng hầu hết sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Theo thống kê hiện nay thì số đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hiện nay khoảng gần 500.000 doanh nghiệp, nên việc quản lý thu tất yếu phải được phân cấp cho từng cấp trong ngành thuế một cách phù hợp. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh tổng thể để quản lý thu thuế có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, mặc dù số đối tượng nộp thuế không quá lớn, tuy nhiên số thu từ đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu nội địa, quy mô và phạm vi kinh doanh rộng lớn hơn hộ cá thể rất nhiều, đòi hỏi cán bộ quản lý thuế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó, việc phân cấp quản lý đối tượng này cũng phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của

doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực của cơ quan thuế.

Với tổ chức bộ máy theo hệ thống dọc, phân công và phân cấp nguồn thu cụ thể nên đảm bảo bao quát được các nguồn thu, các đối tượng sản xuất kinh doanh phải nộp thuế và kịp thời xử lý ngay các vướng mắc trong thi hành chính sách thuế. Việc tổ chức bộ máy thuế thực hiện song trùng lãnh đạo, chỉ đạo theo ngành dọc và chỉ đạo của ủy ban nhân dân các cấp là thể hiện tính đồng bộ trong lãnh đạo và chỉ đạo. Công tác thuế không chỉ do Ngành Thuế thực hiện mà là trước hết phải là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân đóng góp thực hiện và là công việc trực tiếp của chính quyền các cấp. Do vậy, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác thu Ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ gắn công tác thu thuế với việc cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn mà quan trọng hơn là việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế của các cấp chính quyền theo mục tiêu đã định hướng.

Trong thời gian qua các cấp chính quyền cùng với Ngành Thuế đã thực sự quan tâm đến công tác thuế, chỉ đạo sát sao các quận, huyện thực hiện quản lý thu thuế tại các địa phương của mình đạt kết quả tốt. Ngành Thuế đã thực sự là công cụ đắc lực của chính quyền trong việc tham mưu về thuế ở các địa phương và trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý thu có hiệu quả.

Do đó, trong năm 2010 tổng số thu nội địa 400.800 tỷ đồng, vượt 11% chỉ tiêu pháp lệnh và tăng 21,4% so với năm 2009 trong đó thu từ dầu thô là 70.800 tỷ vượt 6,8% dự toán pháp lệnh và tăng 17% so với năm 2009. Thu nội địa trừ dầu là 330.000 tỷ, vượt 12% dự toán pháp lệnh và tăng 12% so với thực hiện năm 2009. Thu nội địa trừ dầu, trừ tiền sử dụng đất 295.000 tỷ, vượt 8,6% dự toán pháp lệnh và tăng 26,4% so với năm 2009. Để hoàn thành nhiệm vụ, toàn Ngành Thuế đã phấn đấu quyết liệt, thường xuyên, liên tục

trong cả năm, trong đó Văn phòng cơ quan Tổng cục Thuế với vai trò đầu tầu hướng dẫn, điều hành đã chỉ đạo các cục thuế địa phương tham mưu giúp uỷ ban nhân dân các cấp triển khai việc phân bổ và giao chỉ tiêu dự toán thu cho các đơn vị kịp thời, với yêu cầu phấn đấu tăng 3-5% so với chỉ tiêu pháp lệnh; Đồng thời Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn Ngành phát động phong trào thi đua nhằm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Trên tất cả các lĩnh vực công tác khác như tuyên truyền hỗ trợ; quản lý kê khai, kế toán thuế; ứng dụng công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ... Tổng cục Thuế đều có giải pháp chỉ đạo nhanh nhạy kịp thời. Tụ hội những nỗ lực thực hiện các giải pháp, kết quả thu Ngân sách nhà nước năm 2010 do Ngành Thuế quản lý đạt 361.000 tỷ đồng, tăng 63 tỷ đồng vượt 21,6% so với năm 2009, trong đó: thu từ dầu thô là 66.300 tỷ đồng, thu nội địa trừ dầu ước đạt 294.700 tỷ đồng, tăng 61.700 tỷ đồng và tương ứng tăng 26,5% so với năm 2009 và thu nội địa trừ dầu, trừ đất là 271.700 tỷ đồng tăng 50.700 tỷ đồng tương ứng tăng 28,2% so với nhiệm vụ thu nội địa trừ dầu, trừ đất năm 2009.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 42 - 46)