0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Những vướng mắc tồn tại trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 65 -71 )

- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác

2.3.2. Những vướng mắc tồn tại trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hiện nay

đối với các doanh nghiệp hiện nay

Việc thực hiện Quy trình quản lý thu thuế GTGT đã có những tác động tích cực không thể phủ nhận. Tuy vậy, trong quá trình quản lý thu Thuế GTGT không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Thuế GTGT và bản thân Quy trình quản lý thu thuế.

Những vướng mắc trong Luật Thuế GTGT có thể được khái quát trên một số khía cạnh sau:

Chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất và hiện nay chỉ còn 3 mức thuế suất ( 0% - 5% - 10% ) được xác định là giai đoạn đầu để dần tiến tới còn 1 mức thuế suất theo mục tiêu, yêu cầu đơn giản, bình đẳng, công bằng mà cải cách thuế đã đặt ra. Nếu so với mức thuế doanh thu trước kia thì với 3 mức thuế suất GTGT là bước tiến lớn trong việc cải cách chính sách thuế, thể hiện sự tiến bộ và đơn giản của Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên thực tế đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết:

Thuế suất được định ra trên cơ sở tính chất và mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ nhưng tiêu chí để phân định mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau, chênh lệch nhau. Chẳng hạn, nhiều sản phẩm không có tiêu thức để phân định là sản phẩm cơ khí tiêu dùng hay cơ khí là tư liệu sản xuất, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất thông thường...

Việc quy định 3 mức thuế suất với sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mức thuế suất thuế GTGT và thuế doanh thu trước đây, do vậy nhiều doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu thấp, nay nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, về những mặt hàng thuộc diện không chịu thuế GTGT

Hệ thống thuế hiện nay có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chứa đựng nhiều tồn tại như có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế (gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong một số trường hợp khó phân biệt hoặc tiêu thức phân biệt không rõ ràng nên đã gây ra khó khăn trong việc triển khai, quản lý thu thuế.

Do Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các hoạt động, các hình thức xuất khẩu hàng hoá , dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú nhưng các văn bản hướng dẫn dưới luật không hướng dẫn kịp thời dẫn đến trong quản lý thu gặp nhỉều khó khăn do các doanh nghiệp hiểu trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% một cách khác nhau, không thống nhất.

Bên cạnh những vướng mắc của Luật Thuế, Quy trình quản lý thu thuế cũng còn một số hạn chế.

Trong công tác thu thuế

Thứ nhất, về cơ sở kinh doanh còn tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế làm thất thu cho NSNN đồng thời không đảm bảo công bằng xã hội. Đa số các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức chấp hành tốt Luật thuế, nhận thức việc đóng thuế có nhiều sai lệch nên cố tình vi phạm, khai man trốn thuế với nhiều hình thức: thực hiện chế độ sổ sách kế toán không nghiêm túc hoặc chỉ làm qua loa nhằm cố tình dây dưa chậm nộp thuế xuất hóa đơn thấp hơn thực tế, số ghi thấp hơn giá thanh toán thực tế, mua bán hàng không ghi vào sổ sách, chứng từ kế toán lập không đúng nguyên tắc nhất là các chứng từ thanh toán trong quan hệ mua bán cung ứng dịch vụ, hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ kể cả không có chứng từ vẫn đưa vào hạch toán, lập bảng kê khống tăng giá mua để gian lận thuế GTGT được khấu trừ đầu vào, kê khai không chung thực, không đúng thực tế với mục đích né tránh nộp thuế. Trình độ quản lý thuế chưa theo kịp trình độ gian lận nên rất khó phát hiện để xử lý, đòi hỏi thời gian xử lý kéo dài do nhiều vấn để phức tạp, khó giải quyết.

Thứ hai, về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện như môi trường pháp lý liên quan đến quản lý thuế chưa được cải cách đồng bộ. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân chưa đề cao trách nhiệm pháp luật trong việc cung

cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Việc quy định ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa chặt chẽ, không thông qua một cơ quan quản lý nhà nước nào, nên nhiều hợp đồng mua bán không được ghi sổ sách đầy đủ do đó cơ quan thuế rất khó quản lý để thu thế. Năng lực trình độ trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường. Đồng thời chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt vi phạm về thuế còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế.

Trong công tác quản lý thu thuế GTGT

Trong tình hình kinh tế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình, về quy mô hoạt động, việc tổ chức quản lý thu như hiện nay bắt đầu bộc lộ những nhược điểm:

Thứ nhất, khối lượng quản lý công việc ngày càng tăng do đối tượng quản lý tăng, cách thức và quy mô hoạt động của các đối tượng kinh doanh đa dạng hơn. Công tác quản lý thuế ngày càng đòi hỏi cơ quan thuế cũng như cán bộ quản lý thuế phải thực hiện nhiều loại công việc mang tính nghiệp vụ cao, phải đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ đúng pháp luật, trong khi đó phần lớn công việc hành chính trên giấy tờ chiếm hầu hết trong thời gian quản lý làm cho công tác kiểm tra thường xuyên khó tiến hành.

Thứ hai, việc quyết toán cuối năm không thực hiện kịp thời vì phải kiểm tra lại 12 tháng làm cho tiền thuế chậm nộp vào ngân sách. Việc phân công cán bộ thuế ở quá lâu trên một địa bàn dễ tạo ra các mối quan hệ ảnh hưởng xấu đến kết quả thu

Thứ ba, những thiếu sót của các cơ sở kinh doanh chưa được nhắc nhở, xử lý kịp thời tạo thành thói quen”xem thường” pháp luật, việc kê khai nộp

thuế ở nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc, thời gian thường kéo dài quá hạn nộp quy định do các biện pháp chưa đủ sức răn đe.

Thứ tư, tác phong làm việc của một số cán bộ thuế chưa tốt, nhất là các nhân viên, còn quá rề rà, thiếu tinh thần trách nhiệm lợi dụng quyền hạn để trục lợi, làm khó cho nhiều cơ sở kinh doanh. Trình độ cán bộ thanh tra thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra. Ở tất cả các cấp cán bộ thuế còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ về thanh tra và về khả năng sử dụng các thiết bị tin học, không có trình độ ngoại ngữ để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí một số cán bộ thanh tra ở cơ sở còn chưa nắm vững các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế. Thậm chí một số cán bộ thanh tra có biểu hiện vụ lợi, ý thức và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác thanh tra để gây phiền hà, sách nhiễu đối tượng nộp thuế.

Điều đó cũng đủ để thấy công tác kiểm tra, thanh tra là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra bản thân nó lại bộc lộ nhiều nhược điểm như: giữa tổ thanh tra, kiểm tra thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các tổ, đội thu thuế dẫn đến kiểm tra trùng lặp các cơ sở kinh doanh tạo dư luận không tốt và gây khó khăn cho người kinh doanh, mặc dù theo quy trình mới đã giảm bớt phần lớn trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác tính thuế nhưng trên thực tế thì trách nhiệm ở các khâu khác lại tăng lên nên phải đảm nhận một công việc lớn hơn. Hơn nữa một số cán bộ làm công tác kiểm soát kém hiệu quả. Bản thân những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiếm khi bị kiểm soát nên rất dễ dẫn đến tình trạng ỷ lại, cửa quyền móc nối bên ngoài.

Thứ năm, Trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn những tồn tại phổ biến sau:

Một là, Có những đơn vị khi xây dựng kế hoạch chưa tính toán, cân đối hết nguồn nhân lực và công việc thực tế khi triển khai. Do đó số lượng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kiểm tra quá lớn so với số lượng cán bộ hiện có;

Hai là, Các đơn vị khi xây dựng danh sách kiểm tra rủi ro chưa phân tích kỹ các đặc điểm trong chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chí phân loại doanh nghiệp có rủi ro về thuế, dẫn tới danh sách kiểm tra rủi ro chưa lựa chọn được các đối tượng thực sự có rủi ro. Điều này thể hiện trong kết quả kiểm tra rủi ro của các đơn vị vẫn mang tính hình thức, chưa phát hiện được các vi phạm nghiêm trọng về thuế;

Ba là, Qui trình Kiểm tra thuế không đề cập đến việc điều chỉnh “ Danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế” theo nguyên tắc rủi ro, do đó khi thực hiện kiểm tra thuế những trường hợp phát sinh mới ngoài danh sách người nộp thuế đã được phê duyệt như qua phân tích hồ sơ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm, báo cáo tài chính hoặc qua các kênh phát hiện rủi ro khác, qua chỉ đạo điều hành (Ví dụ: Chỉ đạo của Tổng cục Thuế về kiểm tra các đại lý xe máy có dấu hiệu trốn thuế do báo chí phát hiện, chỉ đạo về kiểm tra các trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau, ...); thì chưa được đề cập đến trong qui trình.

Thứ sáu, về việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, các tồn tại phổ biến gồm:

Một là, Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế theo danh sách rủi ro đã được phê duyệt hiệu quả chưa cao, chủ yếu còn nặng tính thủ tục nên kết quả còn rất hạn chế. Thể hiện cụ thể: Các nhận xét về căn cứ tính thuế, số thuế phải

nộp trên hồ sơ khai thuế chưa sâu, việc phát hiện được các thủ đoạn gian lận của doanh nghiệp còn rất hạn chế;

Hai là, Việc thực hiện qui định về kiểm tra thuế, qui trình kiểm tra thuế chưa đảm bảo yêu cầu, cụ thể:

Các trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế, các trường hợp không giải trình hoặc giải trình không hợp lý hồ sơ khai thuế chưa được Cơ quan thuế ấn định thuế;

Ba là, Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hiệu quả chưa cao do chính việc lập danh sách rủi ro chưa sát, kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn hạn chế;

Như vậy, với những đánh giá khái quát trên, để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cho công tác thu trong những năm tới, các cục thuế cũng như các chi cục cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời để tăng cường công tác chống thất thu Ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 65 -71 )

×