0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Hiện đại hoá trang thiết bị Ngành Thuế phục vụ quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 100 -104 )

- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác

b) Hoàn thiện hoàn thiện Luật thuế GTGT và Luật quản lý thuế theo hướng minh bạch hơn, đơn giản hơn

3.3.4. Hiện đại hoá trang thiết bị Ngành Thuế phục vụ quản lý thu thuế

Kinh tế những năm tới đây sẽ phát triển với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển Internet và công nghệ thông tin, theo đó, phát sinh những hình thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, bán hàng, thanh toán qua mạng, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được tin học hoá,… sẽ gây áp lực lớn đối với hệ thống quản lý thu thuế. Để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý thuế trong giai đoạn mới, Ngành Thuế buộc phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, áp dụng ứng dụng công nghệ tin học để tạo khả năng thích ứng cao và khả năng xử lý,

phân tích được khối lượng thông tin khổng lồ, kết nối thông tin với các ngành và các quốc gia để quản lý được tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của từng người nộp thuế. Mặt khác, Ngành Thuế phải ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cung cấp thông tin về thuế cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của người nộp thuế.

Định hướng trong giai đoạn tới, áp dụng công nghệ thông tin tạo công cụ phân tích thông tin tình trạng nộp thuế, tình hình biến động kinh doanh của từng doanh nghiệp và tham chiếu với các thông tin thu thập từ các ngành ngoài phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng, hạn chế lãng phí nhân lực và đem lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó cần phải thực hiện được các mục tiêu sau:

Một là, Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động, thay đổi tình trạng kê khai, nộp thuế và tình hình tài chính của từng tổ chức, các cá nhân nộp thuế để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế;

Hai là, Xây dựng hệ thống phần mềm để phân tích thông tin về tình hình nộp thuế, tình hình sản xuất, kinh doanh và phân tích kinh tế ngành để lựa chọn những trường hợp, hiện tượng có nghi ngờ vi phạm về thuế;

Ba là, Bổ sung kho cơ sở dữ liệu về các thông tin từ bên thứ ba phục vụ mục đích đối chiếu trong công tác thanh tra, kiểm tra;

Bốn là, Xây dựng phần mềm trợ giúp đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra;

Năm là, Phối hợp đưa hệ thống sổ tay nghiệp vụ thanh tra trên mạng nội bộ của Tổng cục thuế cho các cán bộ thanh tra thuế;

Sáu là, 80% đối tượng nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế là do hệ thống máy tính chọn lọc ra;

Bảy là, Kho cơ sở dữ liệu phục vụ thanh tra đáp ứng được 90% thông tin cần phục vụ cho nhu cầu của công tác thanh tra thuế;

Trong thời gian tới phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tập trung thí điểm kê khai từ xa trong hoàn thuế và nộp thuế, mở rộng kết nối với ngân hàng. Cùng với quá trình đó, phải xây dựng lại cổng điện tử và trang Web của ngành để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về thông tin tuyên truyền chính sách pháp luật và hướng tới đáp ứng các dịch vụ công. Về quản lý nội bộ, cần phải trang bị phần mềm quản lý hiện đại, giúp cho người cán bộ thuế có thể làm việc từ xa, đồng thời có thể theo dõi sát sao tiến độ công việc của cấp dưới.

KẾT LUẬN

Qua hơn mười năm triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT đã thực sự đi vào đời sống kinh tế – xã hội. Việc thực hiện Luật Thuế GTGT đã khuyến khích các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và đầu tư, góp phần tăng

nguồn thu cho NSNN. Với đặc tính chuyên môn hoá cao, công bằng và trung lập, thuế GTGT đã trở thành công cụ hiệu quả điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn và sâu hơn với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc thực hiện Luật Thuế GTGT cũng góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nhanh hơn với thị trường quốc tế trong bối cảnh Việt nam hội nhập với các tổ chức kinh tế và thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới.

Quá trình triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT cũng là quá trình ngành Thuế thực hiện một bước cải cách phương thức quản lý thu thuế, trong đó nổi bật nhất là áp dụng quy trình quản lý thu thuế mà nội dung cơ bản là các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế. Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế đã thể hiện những ưu điểm rõ nét là nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế của các doanh nghiệp, đưa hoạt động nộp thuế vào NSNN trở thành một hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp. Tuy vậy, phương thức quản lý thu thuế vẫn chưa được thực hiện tốt, kết quả thu thuế từ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt thấp, các hiện tượng vi phạm Luật thuế, trốn thuế và tránh thuế còn diễn ra dưới nhiều hình thức, ngày càng tinh vi hơn đang là một thách thức đối với ngành Thuế.

Trong bối cảnh đó, bằng những lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phân tích quá trình triển khai việc thực hiện Luật thuế GTGT, kết quả thu thuế GTGT cũng như quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp đang được hiện nay. Luận văn đã nêu lên thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đề ra giải pháp cụ thể để tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. Cụ thể luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau :

Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. Nêu rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế GTGT.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. Chỉ ra nguyên nhân và một số bất cập về cơ chế chính sách và quy trình quản lý thuế.

Ba là, đề ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới.

Các giải pháp chủ yếu luận văn đưa ra là:

- Giải pháp về công tác kiểm tra, thanh tra thuế. - Những giải pháp về nghiệp vụ quản lí thuế. - Xử lí và khiếu nại về thuế.

- Một số giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong Luật thuế GTGT.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, nhiều nội dung chưa đi sâu phân tích kỹ, vấn đề đề xuất chắc chắn còn bị hạn chế. Vì vậy, luận văn không tránh khỏi những điểm cần được bổ sung, hoàn thiện. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận văn có thể đóng góp một phần nhất định vào việc cải tiến, hoàn chỉnh và tăng cường giải pháp quản lý, kiểm soát hoạt động thu Ngân sách nhà nước để có thể phục vụ ngày càng tốt hơn công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 100 -104 )

×