0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tính pháp chế về thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 95 -98 )

- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tính pháp chế về thuế

Hành lang pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, điều đó còn có ý nghĩa quan trọng hơn trong lĩnh vực thuế - lĩnh vực đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật của Nhà nước.

Việc ban hành và sửa đổi các luật thuế được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở tham khảo đầy đủ ý kiến của cơ quan tham mưu, các cơ quan tổng hợp, các nhà nghiên cứu pháp luật, các doanh nghiệp, thậm chí là của người nộp thuế để đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi, tính ổn định tương đối và tính có thể dự báo trước của luật thuế. Các luật thuế cần phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, cần tránh việc đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế.

Chính sách thuế càng rõ ràng, minh bạch sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo chất lượng của thông tin cung cấp, nâng cao tính hiệu quả loại hình hỗ trợ hỗ trợ mới mẻ này.

Cần phải hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính sách thuế gồm 9 sắc thuế cơ bản: thuế giá trị gia tăng; thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập cá nhân; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn có một số loại thu dưới hình thức phí và lệ phí. Cần xây dựng một chính sách thuế nội địa thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi và hoàn chỉnh nội dung của hệ thống chính sách thuế, của từng sắc thuế: giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, cần xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạt được của từng sắc thuế để có giải pháp thích hợp.

Chính sách thuế, phí và lệ phí phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế vào Ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt từ 20% - 21% GDP.

Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm được yêu cầu về bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Chính sách thuế phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai; tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

Hệ thống thể chế chính sách thuế phải quy định rõ nghĩa vụ trách nhiệm, quyền lợi của các cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về thuế; nhằm xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nộp thuế; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, cần tăng cường tính pháp chế về thuế. Để thực hiện được điều đó, cần có những biện pháp

xử lý, chế tài nghiêm khắc, đúng luật: Phải quy định rõ ràng những biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể để việc thực hiện được thống nhất, khắc phục tình trạng tuỳ tiện, muốn xử nặng nhẹ thế nào cũng được. Mức xử phạt phải đủ nghiêm khắc có tác dụng hạn chế nững trường hợp vi phạm. Mặt khác, khi xử phạt cần ghi rõ điều khoản phạt được quy định trong văn bản nào, mức xử phạt là bao nhiêu để người bị phạt hiểu được là hình thức xử lý đối với họ được đã được cân nhắc đầy đủ, đúng đắn, công bằng theo quy định của pháp luật. Đối tượng cũng có đầy đủ quyền kháng nghị khi cho rằng mức xử phạt của họ là không thoả đáng.

Khi cán bộ thuế do cố tình hoặc không hiểu luật pháp làm sai luật, gây thiệt hại cho người nộp phạt thì cán bộ cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.

Ngoài quy định về xử lý vi phạm, cần phát huy tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để các đối tượng nộp thuế hiểu rằng nếu họ có những thủ đoạn trốn lậu thuế thì sớm hay muộn cũng bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc. Cũng cần có những quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, nếu họ thiếu khách quan trong việc thi hành chức năng của mình, kết quả thanh tra, kiểm tra không đảm bảo đảm tính trung thực, chính xác, có sự thông đồng với đơn vị kinh doanh để đưa ra những số liệu sai với hiện thực thì cần phải được xử lý nghiêm minh, nhằm phát huy tác dụng răn đe, giáo dục, đảm bảo độ tin cậy của kết quả kiểm tra, thanh tra.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 95 -98 )

×