- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên a.Nguyên nhân khách quan
a. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thất thu trong quản lý căn cứ tính thuế đối với các doanh nghiệp:
Thứ nhất, Luật thuế GTGT qui định doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế đầu vào khi có đủ hóa đơn, chứng từ GTGT chứng minh số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra. Điều này đã tạo điều kiện để một số doanh nghiệp xuất khẩu thành lập ra những công ty “ma” chuyên lập bảng kê mua hàng hóa sau đó xuất hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn trả toàn bộ thuế GTGT đầu vào và như vậy sau đó
một quá trình vòng vèo doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống đầu vào. Với tình hình hiện nay, ngành thuế khó có thể kiểm soát nổi đồng thời việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ mới chỉ là hình thức, chưa đúng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê (chưa ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh...).
Thứ hai, trong khâu thu nộp thuế do tâm lý, ý thức chấp hành luật thuế GTGT của người tiêu dùng và các doanh nghiệp từ lâu nhân dân ta đã quen với tập quán mua hàng theo kiểu “giá bán bao gồm cả thuế” người mua không quan tâm đến số thuế mà mình phải trả điều này dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi cả một thói quen đã ăn sâu trong mỗi người mua người bán người chịu thuế người nộp thuế. Đó là thói quen mua hàng không cần hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán.
Thứ ba, trong cơ chế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, họ thường tìm mọi cách để rút bớt chi phí trong đó có phần thuế phải nộp, để đạt được lợi nhuận cao nhất. Do đó, trốn lậu thuế hầu như là vấn đề phổ biến trong các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, có nhiều quy định trong pháp luật thuế quá chặt chẽ mà họ khó thi hành đúng đắn, đồng thời lại có những sơ sài, đại khái, tạo sơ hở cho việc lợi dụng “lách thuế”, tránh thuế, trốn lậu thuế. Vấn đề cần quan tâm là đồng thời với việc nâng cao dân trí và nghĩa vụ công dân đối với thuế, cần có chế độ chính sách, biện pháp quản lý, dễ làm, dễ kiểm tra, vừa chặt chẽ, mang tính khả thi tạo điều kiện nắm hết các cơ sở kinh doanh, lợi tức, thu nhập tính thuế, vừa không gây phiền hàm nhũng nhiễu đối với cơ sở kinh doanh.
Đặc biệt vẫn còn nhiều người nộp thuế chưa xây dựng được nếp “sống và làm việc theo pháp luật”, thiếu ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa
vụ kê khai, nộp thuế đúng quy định. Nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở về chính sách, chế độ, sự yếu kém trong công tác quản lý của cán bộ thuế để đạt được lợi nhuận cao, bất chính. Hầu như đối với các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu không có ai theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý thì rất ít cơ sở kinh doanh chịu kê khai nộp thuế đúng, đủ, kịp thời.
Thứ tư, trong công tác thanh tra kiểm tra do nhận thức của các doanh nghiệp về nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy các đối tượng nộp thuế vẫn tìm cách trốn tránh khi có cán bộ thuế đến thanh tra kiểm tra.
Thứ năm, giữa các cơ quan, ban ngành chức năng như quản lý thị trường, công an… chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế, thu hồi nợ đọng cũng như chưa thực hiện các hình thức xử phạt nghiêm minh.
Ngoài ra do chính sách thuế chưa ổn định, còn đang trong quá trình hoàn thiện nên tạo ra nhiều kẽ hở để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế.