0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

3.2.NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 77 -94 )

- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

3.2.1.Xác định mô hình hệ thống quản lý thu thuế trong giai đoạn tới

Thực chất của quản lý thu thuế nói chung, thu thuế GTGT nói riêng là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế (chủ yếu là ngành Thuế) với các đối tượng nộp thuế - các doanh nghiệp nhằm đặt các mục tiêu của quản lý thu thuế. Do vậy, giải pháp trước tiên cần phải nhằm giải quyết tận gốc mối quan hệ giữa Cơ quan Thuế với các doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, phải xác định được mô hình quản lý thu thuế trong giai đoạn tới.

Qua những năm thực hiện Luật Thuế GTGT, mô hình quản lý thu thuế theo phương thức doanh nghiệp tự tính thuế, tự kê khai thuế và nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước về cơ bản đã thể hiện được đặc tính ưu việt của nó. Theo mô hình này, doanh nghiệp đã tự ý thức được nghĩa vụ của mình với Nhà nước, đã nâng cao được sự tự giác, tự nguyện. Mô hình này còn thể hiện được tính pháp lý của việc nộp thuế, theo đó doanh nghiệp không kê khai và nộp thuế cũng đồng nghĩa với việc vi phạm Pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, vẫn thực hiện theo mô hình doanh nghiệp tự tính, tự kê khai và nộp thuế. Tuy vậy, chúng ta cần hoàn thiện mô hình này để quản lý thu thuế GTGT thực sự đạt được hiệu quả cao. Mục tiêu của nghiệp vụ quản lý thuế trong giai đoạn tới là: thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện các quy định về thuế của đối tượng nộp thuế, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thực hiện tự động hoá công tác xử lý thông tin thuế, phát hiện nhanh các trường hợp vi phạm về thuế nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, bảo đảm tăng thu cho NSNN. Với mục tiêu trên, phương hướng hoàn thiện mô hình này thể hiện chủ yếu trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lớn sẽ thực hiện việc tự tính, tự kê khai thuế và tự nộp thuế.

Thứ hai, việc nộp thuế phải được xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Đồng thời hệ thống Kho bạc phải có sự thông tin liên tục và cập nhật hàng ngày với Cơ quan Thuế để xác định số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của các đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, bộ phận xử lý tờ khai, chứng từ thanh toán thuế của cơ quan Thuế, nhập tờ khai thuế và chứng từ thanh toán thuế để phát hiện các trường hợp không nộp tờ khai thuế hoặc không nộp đủ thuế, phát hành thông báo nhắc nhở và cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra thuế, cưỡng chế thuế.

Thứ tư là xử lý các vi phạm về thuế. Bộ phận Thanh tra thuế lựa chọn các đối tượng có hiện tượng nghi vấn để thực hiện thanh tra, kiểm tra và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm về thuế. Bộ phận cưỡng chế thuế sẽ thực hiện

các biện pháp xử lý thu thuế đối với những doanh nghiệp cố tình không nộp thuế, trốn thuế.

Mô hình này đòi hỏi phải có sự phối, kết hợp giữa 3 bộ phận cấu thành là Cơ quan Thuế, Kho bạc và Đối tượng nộp thuế. Trong đó, Cơ quan Thuế là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Nhà nước và do vậy phải được nâng cao quyền tự chủ, tự quyết theo quy định của pháp luật. Cơ quan Thuế và Kho bạc Nhà nước qua quy trình quản lý thu thuế sẽ phát hiện những vi phạm pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường. những vi phạm của đối tượng nộp thuế sẽ được xử lý nghiêm minh bằng một hệ thống Luật và văn bản dưới Luật đầy đủ và chặt chẽ.

3.2.2.Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế GTGT phù hợp với giai đoạn tới

Trên thế giới, phần lớn các hệ thống quản lý thuế đều hoạt động theo nguyên tắc tự tính thuế, tự khai thuế và tự nộp thuế trên cơ sở tính tự giác của đối tượng nộp thuế. Mục tiêu cơ bản của hệ thống này là giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp của cán bộ nộp thuế với những đối tượng nộp thuế chấp hành đúng qui định về thuế. Bằng cách đó, với lực lượng cán bộ có hạn của bộ máy quản lý thuế, có thể tập trung vào việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm.

Thứ nhất, Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với tất cả các khoản thu, các sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế

Phối hợp với các ngành để quản lý hết các doanh nghiệp mới thành lập, đẩy mạnh kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thuế; rà soát lại các doanh nghiệp không hoạt động, sử dụng hoá đơn nhưng không kê khai thuế để xử lý, thông báo công khai kịp thời cho cơ quan chức năng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngăn chặn việc lợi dụng gây thiệt hại Ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm khắc

các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn, chế độ kê khai, nộp thuế. Yêu cầu mức tăng doanh thu và thuế tối thiểu bằng mức tăng trưởng kinh tế đối với khu vực thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn; nắm chắc tình hình phát triển kinh tế, phân tích những nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm thu Ngân sách đối với từng doanh nghiệp, từ đó đôn đốc các doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế phát sinh và nợ đọng có khả năng thu vào Ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế để đảm bảo 100% các doanh nghiệp đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế hàng tháng đầy đủ, đúng thời gian quy định và có độ chính xác cao; kiểm tra, rà soát lại các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh, đã cấp mã số thuế và các doanh nghiệp cơ quan thuế đang quản lý thu thuế, nếu có chênh lệch cần xác định rõ nguyên nhân và có các biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời để đưa vào quản lý thuế nhằm tránh thất thu về đối tượng nộp thuế; tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có nghi vấn về giá, các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành, các lĩnh vực thuận lợi có nhiều xu thế cạnh tranh nhưng vẫn kinh doanh thua lỗ, xử lý kịp thời các sai phạm nhằm chống thất thu về thuế. Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khách sạn, nhà hàng, vận tải tư nhân và khai thác tài nguyên khoáng sản.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan thuế cần giao cho những cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối đối với ngành nghề họ quản lý, nhất là các ngành sản xuất thì phải cần có những hiểu biết như: quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh trong kỳ…để từ đó xác định chính xác doanh số, ít bị gian lận. Bởi vì chi phí kinh doanh tuy quy định khá cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của một số chi phí nhưng với chi phí khấu hao tài sản cố định thường không xác định được giá trị tài sản, số đã khấu hao nên loại chi phí này thường xuyên bị khai khống. Tuy

nhiên, mức chính xác về doanh số chỉ mang tính tương đối, để xác định cho hợp lý đòi hỏi có sự hợp tác của doanh nghiệp với việc ghi sổ sách rõ ràng, hợp lệ để tốn nhiều thời gian công sức của cán bộ kiểm tra trong khi công việc của họ không chỉ là kiểm tra doanh số, lại cần sự phối hợp của các ngành quản lý có liên quan để khi tiêu cực xảy ra ở khâu nào thì việc xác định doanh số có nhiều sai lệch. Do vậy, để đảm bảo tính công bằng, hợp lý đòi hỏi mọi người làm đúng và phải có “cái tâm” trong chuyên môn của mình, không lợi dụng kẻ hở để trục lợi.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ thuế được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và thu nợ thuế, nhưng số thuế nợ vẫn rất lớn. Nguyên nhân là do nhiều cục thuế chưa kiểm tra và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai nộp thuế đúng thời hạn quy định; nhiều khoản nợ khó thu chưa có cơ chế xử lý; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế để xử lý các khoản nợ đọng thuế chưa được tích cực và có hiệu quả.

Trong thời gian tới, để công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, Tăng cường rà soát, xác định số thuế nợ đọng của từng người nộp thuế, phân loại theo tình trạng nợ thuế và nguyên nhân nợ đọng như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu; từ đó áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ có hiệu quả;

Hai là, Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý khoản nợ khó thu Phối hợp với ngân hàng để áp dụng biện pháp thu nợ thông qua việc ra lệnh thu, trích tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng; phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương để truy tìm các đối tượng bỏ trốn, mất tích để có biện pháp thu hồi tiền thuế nợ vào Ngân sách nhà nước; lập hồ

sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt;

Ba là, Tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế để kịp thời thu vào Ngân sách nhà nước các khoản nợ có khả năng thu. Cần phối hợp nhiều hơn nữa với Uỷ ban nhân dân, hội đồng tư vấn thuế và các ngành liên quan vận động nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp dây dưa chậm nộp, trốn thuế… có thể tiến hành cưỡng chế nếu thấy cần thiết. Đồng thời, đối với cán bộ vi phạm vẫn phải áp dụng các xử lý mang tính răn đe cao, tuyên dương khen thưởng những cán bộ làm tốt tạo động lực cho họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vượt chỉ tiêu.

Thứ ba, xây dựng mô hình, quy trình thu thuế giữa các loại hình Doanh nghiệp, trong các tập đoàn, tổng công ty đảm bảo thống nhất và phù hợp với các quan hệ kinh tế trong các tập đoàn, tổng công ty.

Hiện nay, trong các tập đoàn, tổng công ty có rất nhiều mô hình công ty con, giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, tổng công ty, trụ sở đóng tại nhiều địa bàn khác nhau nhưng có phát sinh giao dịch trao đổi, mua bán, cung ứng dịch vụ, làm hộ lẫn nhau, xuất dùng trong nội bộ... cần có quy trình rõ ràng về việc xác định doanh thu, kê khai thuế cho phù hợp các giao dịch này nhằm thống nhất giữa các thủ tục hành chính đảm bảo thu đủ số thuế vào ngân sách nhà nước và cũng tạo được thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.2.3. Thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu lực công tác thanh

tra, kiểm tra thuế

Trước hết, cần chuyển hẳn từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra, không có gian lận thì không

thanh tra. Sau đây gọi là thanh tra theo mức độ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế theo các mô hình sau:

Một là, Chuyển đổi từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm;

Hai là, Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Để thực hiện được nội dung này cần phải thay đổi từ nhận thức đến cách làm thanh tra như hiện nay, cụ thể:

Thứ nhất: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thanh tra. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa kế hoạch vẫn là một công cụ quan trọng trong cơ chế quản lý kinh tế và không ngừng được đổi mới và hoàn thiện được thể hiện từ việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm phải chuyển từ không có kế hoạch sang thanh tra có kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết. Kế hoạch này không được cứng nhắc mà mang tính định hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ, kể cả việc lựa chọn các giải pháp để thực hiện, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp trong việc xây dựng kế hoạch (Ví dụ: chọn đối tượng để thanh tra, chọn nội dung thanh tra, kiểm tra, chọn loại hình thanh tra kiểm tra ...).

Chuyển từ thanh tra bị động, phụ thuộc vào kết quả kiểm tra bước một tại cơ quan thuế sau khi người nộp thuế gửi báo cáo quyết toán thuế hàng năm (thường là sau 60 ngày hoặc 90 ngày khi kết thúc năm tài chính) sang chủ động tích cực trên cơ sở phân tích đánh giá số liệu lịch sử ngay từ các tháng cuối quý III trong năm để lên kế hoạch thanh tra.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra cần lựa chọn, phân tích cấp bậc khác nhau giữa cấp Tổng cục Thuế, các cục thuế và chi cục thuế mang tầm chiến

lược có tác dụng chung cho nền kinh tế: Tổng cục Thuế xây dựng kế hoạch thanh tra đối với các tổng công ty lớn, các đơn vị có tầm hoạt động xuyên quốc gia; các cục thuế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng điển hình có ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế tại địa phương; chi cục thuế lựa chọn đối tượng thanh tra phù hợp với địa bàn quản lý của mình;

Thứ hai: Cách thức tiến hành thanh tra kiểm tra tại đơn vị cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Cần loại bỏ cách làm tuỳ tiện, ngẫu hứng không có đề cương, kế hoạch cụ thể mạnh người nào người đó làm dẫn đến tình trạng bỏ sót việc, sót nội dung gây khó khăn phiền hà cho đơn vị. Do vậy cần phải xây dựng đề cương thanh tra, kiểm tra trước khi tiến hành thanh tra tại đơn vị là yêu cầu bắt buộc cho các đoàn thanh tra (Ví dụ: Xây dựng đề cương nội dung thanh tra, thời gian thanh tra, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong đoàn, yêu cầu tài liệu thanh tra, kiểm tra ...).

Mặt khác việc ghi chép số liệu thanh tra do không được phân công phân nhiệm rõ ràng nên xẩy ra tình trạng mạnh ai, nấy ghi và việc cung cấp số liệu cho đồng chí trưởng đoàn tuỳ thuộc vào cá nhân đoàn viên, không có gì kiểm soát. Do vậy phải ghi sổ nhật ký để trưởng đoàn nắm bắt được tiến độ công việc hàng ngày và kiểm soát được nội dung và trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra. Tránh việc làm tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm (Ví dụ: Nội dung nào có trong đề cương phải làm cho hết còn nội dung nào muốn mở rộng thì phải báo cáo);

Thứ ba: Việc kết luận những vấn đề nội dung thanh tra kiểm tra cũng cần phải thay đổi. Hiện nay các biên bản kết luận thanh tra còn ghi rất chung chung, không cụ thể (Ví dụ: Ghi đơn vị chấp hành khá về chế độ thu nộp tiền thuế, mở sổ sách kế toán khá đầy đủ....). Do vậy cần phải có những bước biến đổi đưa ra các tiêu chí để đánh giá kết luận, tránh tình trạng dựa vào cảm tính của người thanh tra;

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 77 -94 )

×