- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác
b. Nguyên nhân chủ quan
3.1. XU HƯỚNG CẢI CÁCH QUẢN LÝ THU THUẾ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚ
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Xu hướng cải cách quản lý thu thuế ở các nước trên thế giới
Xu hướng cải cách thuế của các nước phát triển, đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là hoàn thiện hệ thống thuế đều theo hướng: xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm mức bảo hộ về thuế quan, không phân biệt đối xử quốc gia, không phân biệt doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, giảm ưu đãi chính sách xã hội, ban hành một số loại thuế mới: thuế tài sản, thuế bảo vệ môi trường… để thu ngân sách nhà nước. Về công tác quản lý nhiều nước đã và đang cải cách hành chính thuế theo hướng người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Hệ thống thuế được tổ chức quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý đối tượng nộp thuế, đưa nhanh công nghệ thông tin vào quản lý thuế, ban hành luật quản lý thuế.
Có thể tham khảo về chính sách thuế GTGT thông qua các mức thuế suất GTGT ở một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới đang áp dụng hiện nay (được nêu trong bảng 3.1)
Bảng 3.1: MỘT SỐ THUẾ SUẤT CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 2009 -2010
Tên nước Thuế TNDN (%) Thuế TNCN (%) Thuế GTGT (%)
Trung Quốc 25% 5%-45% 17%, 3%, 0%
Hàn Quốc
22,2% (20% thuế suất chuẩn + 10% thuế thu
nhập bổ sung) 6% - 35% 10%, 0% Indonexia 25% 5% - 30% 10%, 0% Malaysia 25% 0% - 26% Không áp dụng Philippines 30% 5% - 32% 10%, 0% Thái Lan 30% 0% - 37% 7%, 0% Đài Loan 25% 6% - 40% 5% Singapore 17% 3,5% - 20% Không áp dụng
Hong Kong 16,5% 0% - 15% Không áp dụng
Pháp 33,3% 0% - 50% 19,6% - 5,5%
New Zealand 30% 10,5% - 33% Không áp dụng
Hoa kỳ 40% 0% - 35% (Thuế liên bang)0% - 10,55% (Thuế bang) Không áp dụng
Úc 30% 0% - 45% Không áp dụng
Đức 29,4% 0% - 45% 19%, 7%
Nhật bản 40,7% 5% - 50% Không áp dụng
Anh 28% 0% - 50% 17,5% (20% từ2011), 5%, 0%
Ấn Độ 42,2% 0% - 30% 12,5%
(Nguồn: Website của Bộ tài chính các nước, tài liệu trên mạng Internet của các hiệp hội thuế quốc tế, báo cáo của các công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế)
Sự bùng nổ về tốc độ tăng sử dụng internet và truyền thông xã hội ở nhiều nơi trên thế giới đã và làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu của NNT về trao đổi thông tin, tái dử dụng dữ liệu, khả năng tiếp cận của cơ quan thuế và các quy trình nghiệp vụ. Thay đổi như vậy tiếp tục diễn ra nhanh chóng, đặc biệt ở những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam, nơi cơ quan thuế tương lai sẽ có sự khác biệt căn bản so với hiện nay. Cơ quan thuế của những năm 2020 sẽ xem xét lại cơ cấu và các quy trình truyền thống, các nguyên tắc cung cấp, dịch vụ và công nghệ thông tin. Ngoài xu hướng lấy NNT làm trung tâm, cơ quan thuế cũng sẽ giải quyết vấn đề cấp bách về tăng cường tuân thủ và giảm chi phí, xuất phát từ yêu cầu của tình hình kinh tế hiện tại và xu hướng giảm thiểu chi phí trong khu vực công trên thế giới.
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.