0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 57 -65 )

- Giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hiện nay

với các doanh nghiệp hiện nay

Luật thuế GTGT là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước bảo đảm nguồn thu Ngân sách ổn định và công bằng cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Thông qua luật thuế GTGT, Nhà Nước tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo phương hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với hội nhập Quốc tế. Thuế GTGT luôn có tỷ trọng lớn vào tổng thu NSNN chiếm từ 21%-25% trong tổng thu NSNN (được nêu trong bảng 2.1)

Bảng 2.1 : THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU NSNN GIAI ĐOẠN 2006-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM2006 NĂM2007 NĂM2008 NĂM2009 NĂM2010

A B TỔNG THU NSNN 279.472 327.911 430.549 442.340 520.100 Trong đó: 1 Khu vực DNNN 46.344 50.180 71.835 83.859 108.062 2 Khu vực DN có vốn ĐTNN 25.838 32.274 43.953 50.659 60.823 3 Khu vực CTN và dịch vụ NQD 22.091 31.192 43.527 47.833 65.785

4 Thuế SD đất nông nghiệp 111 113 97 67 44

5 Thuế nhà đất 594 711 902 1.198 1.305

6 Thuế thu nhập cá nhân 5.179 7.415 12.940 14.329 23.361

7 Phí xăng dầu 3.969 4.458 4.517 8.961 10.568

8 Lệ phí trước bạ 3.363 5.636 7.363 9.658 10.596

9 Thu phí và lệ phí 4.986 6.483 7.773 7.658 7.549

10 Thu từ XSKT 6.142

11 Thuế chuyển quyền SD đất 1.251 2.328 3.017 266

12 Tiền sử dụng đất 15.416 28.677 31.598 36.274 30.000

13 Tiền bán, thuê nhà thuộc SHNN 1.993 2.488 1.287 1.368 864

14 Tiền thuê đất 1.281 2.180 2.268 2.605 2.665

15 Thu cố định tại xã 952 815 902 974 769

16 Thu khác ngân sách 5.893 8.043 8.097 3.946 2.609

- Thuế GTGT 36.636 47.860 60.523 79.912 98.737

- Thuế TNDN 38.724 41.876 68.424 61.916 85.884

- Thuế TTĐB 14.564 17.365 22.123 29.741 35.705

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ dự toán – Tổng cục thuế 2010)

Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý thu thuế đạt được nhiều thành quả. Công tác quản lý thuế được chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế theo đã đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế. Cơ quan thuế thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn đôn đốc thu nộp kiểm tra thanh tra xử lý vi phạm về thuế đã có những cải tiến như: thủ tục về đăng ký, kê khai nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế quyết toán thuế theo hướng đơn giản rõ ràng hơn, xây dựng lại quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp, quy trình thanh tra, kiểm tra…

Tổ chức quản lý thuế hiện nay được tách thành các bộ phận độc lập: bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế, bộ phận tính thuế thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp thuế, bộ phận thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý theo kiểu “khép kín” trước đây. Việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế là một bước tiến đáng kể trong việc quản lý thuế, phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, đảm bảo được quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Cụ thể được thể hiện qua các yếu tố sau:

Thứ nhất, về công tác quản lý kê khai thuế và hoàn thuế GTGT:

Xác định công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng người nộp thuế, các tờ khai thuế hàng tháng, chứng từ thu, nộp ngân sách... Tổng cục đã tập trung chỉ đạo triển khai

các ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều trong kê khai thuế hàng tháng, kết nối thông tin nộp thuế với kho bạc, kê khai thuế điện tử, kết nối với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để quản lý số lượng người nộp thuế... Đến nay hầu hết NNT đã sử dụng mã vạch hai chiều trong kê khai thuế; dự án kê khai thuế qua mạng đã triển khai tại 19 tỉnh, thành phố với hơn 7.200 doanh nghiệp và trên 90.000 hồ sơ khai thuế, đồng thời sẽ tiếp tục triển khai rộng rãi trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng kịp thời và tạo được những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là thuế GTGT là loại thuế có số lượng tờ khai tương đối lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn, ít sai sót đảm bảo khả năng huy động vào nguồn thu lớn vào NSNN. Số lượng NNT phải nộp tờ khai của cả nước tăng bình quân 5%/năm; Số NNT đã nộp tờ khai thuế tăng 10%/năm; Số tờ khai thuế nộp đúng hạn tăng 9%/năm; Số NNT không nộp tờ khai thuế giảm 20%/năm; Tỷ lệ tờ khai lỗi bình quân mỗi năm giảm 5%/năm.

Công tác hoàn thuế đã được thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng quay vòng vốn để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, vượt qua khó khăn của giai đoạn suy giảm kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (11 tháng đầu năm 2010 đã hoàn thuế khoảng 40.500 tỷ đồng).

Thứ hai, về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, cùng với việc ngành Thuế thực hiện phương thức quản lý theo chức năng, công tác quản lý nợ đã được tập trung về một đầu mối, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu hồi kịp thời nguồn

thu cho ngân sách, tránh nợ đọng kéo dài. Tập thể lãnh đạo Tổng cục đã chỉ đạo, tham mưu trình Bộ ban hành 01 Thông tư hướng dẫn, xử lý nợ đọng thuế và ban hành các quy trình quản lý nợ thuế theo thẩm quyền; tích cực chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng đơn vị, rà soát, phân loại nợ kịp thời để đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế cho đến việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên phạm vi cả nước ứng dụng quản lý nợ cấp Chi cục Thuế... qua đó công tác quản lý nợ thuế đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm, toàn ngành đã thu trên 75% nợ thuế có khả năng thu và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu và nợ chờ xử lý đối với nợ của năm trước chuyển sang. Tỷ lệ nợ đọng trên tổng thu cơ bản giảm dần qua các năm, năm 2006 là 6,4%, năm 2007 là 6,5%, năm 2008 là 9,5%, năm 2009 là 8,4%, năm 2010 dự kiến là 5,5%.

Thứ ba, về tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức cán bộ là khâu quyết định thành công trong công tác thuế, do vậy tập trung sức xây dựng cơ quan thuế thành những tổ chức trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt có nghiệp vụ chuyên môn cao là công việc được thực hiện hàng ngày hàng giờ. Để làm được việc này thì công tác tổ chức cán bộ phải được thực hiện tốt như: công tác bổ nhiệm lại. Đây là một trong những công tác có tầm quan trọng, nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ thuế được nâng lên một bậc. Qua công tác bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan thuế đã xem xét lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thuế để có kế hoạch sử dụng, đào tạo bồi dưỡng. Những người được bổ nhiệm lại từ đó cũng thấy được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để khắc phục. Những người chưa được bổ nhiệm lại cũng cố gắng phấn đấu rèn luyện để được bổ nhiệm lại. Do vậy toàn bộ cán bộ lãnh đạo đều phải tự đổi mới và hoàn thiện mình. Việc bổ nhiệm lại cán bộ đã bắt đầu khắc phục được sự trì trệ trong đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, làm cho công tác cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng năng động hơn.

Thêm nữa công tác xử lý cán bộ cũng được quan tâm sâu sát. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo thì khâu kiểm tra giám sát và xử lý khi có sai phạm là tối quan trọng. Công tác này có mạnh có nghiêm thì mới tăng cường kỷ cương, phép tắc giúp hạn chế tối đa những cán bộ thoái hóa, biến chất. Còn những người tốt, trong sạch thì có được môi trường lành mạnh để phát huy.

Tóm lại, công tác tổ chức đang từng bước được cải thiện theo hướng sắp xếp cán bộ thuế theo quy định mới của Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thuế đảm bảo tinh gọn, hiệu quả để nâng cao trách nhiệm, hiệu năng của bộ máy hành thu phân công đúng người, đúng việc giúp vận hành thông suất, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý thu, thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

Thứ tư, về tác dụng của luật thuế GTGT

Một là, thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá phát sinh trong quá trình luân chyển từ sản xuất đến tiêu dùng nên đã loại bỏ triệt để tính trùng lắp, thuế trùng lên thuế của thuế doanh thu trước đây. Điều đó thể hiện tính khoa học của thuế GTGT và tạo điều kiện thuận lợi để thuế GTGT được các doanh nghiệp chấp nhận, ủng hộ.

Hai là, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu (điều mà thuế doanh thu không thực hiện được) đã tạo ra ba khả năng quan trọng: (1) góp phần khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa; (2) góp phần chuyển dịch cơ cấu thuế theo hướng nội địa hoá.

Đối với hoạt động xuất khẩu, Luật Thuế GTGT đã khuyến khích mạnh mẽ hàng xuất khẩu. Với thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được hoàn trả cho doanh nghịêp xuất khẩu. Thực chất đây là một biện pháp trợ giá cho các Doanh nghiệp xuất khẩu nên đã giúp các doanh nghiệp tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế do giảm được giá vốn hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó là một động lực mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu mà không một sắc thuế nào có thể tạo ra.

Ba là, Luật Thuế GTGT khuyến khích mạnh mẽ việc đầu tư tài sản cố định, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Theo Luật Thuế GTGT, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Ngoài ra, toàn bộ thuế GTGT của công trình xây dựng được khấu trừ hoặc hoàn trả mà không cấu thành nguyên giá công trình. Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện giảm giá thành xây dựng, lắp đặt, từ đó làm giảm chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm.

Bốn là, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ảnh trung thực tình trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp một cách khách quan, công bằng. Cơ chế vận hành của thuế GTGT là lấy thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào trong cùng kỳ. Thuế đầu ra phản ánh doanh thu, thuế đầu vào phản ánh giá trị tài sản, vật tư, dịch vụ mua trong kỳ. Nếu Doanh nghiệp không tạo được thêm GTGT trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp thuế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện để phục hồi, phát triển sản xuất.

Năm là, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, thể hiện trên 2 mặt: Luật Thuế GTGT giúp tăng cường chế độ hạch toán kế toán tại các Doanh nghiệp. Việc tính thuế được thực hiện trên hoá đơn bán hàng và mua hàng, vì thế các Doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn công tác kế toán nhằm hạch toán một cách chính xác giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ đầu vào, tiết kiệm chi phí, tránh được những chi phí khống, giúp sản xuất có hiệu quả hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cũng thực hiện lưu giữ, bảo quản tốt sổ sách, hoá đơn, chứng từ. Luật Thuế GTGT tạo tiềm năng chống trốn thuế. Với phương pháp hành thu liên hoàn làm cho Luật thuế chặt chẽ và tạo cơ chế tự kiểm soát giữa những người nộp thuế, từ đó, để được khấu trừ thuế, những người mua hàng đều phải cần đến hoá đơn GTGT, buộc người bán phải xuất hoá đơn, loại bỏ hiện tượng giấu doanh thu như đã từng gặp đối với thuế doanh thu trước đây. Qua đó, bảo đảm công bằng giữa các Doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

Những tác động tích cực của Luật Thuế GTGT có thể phát huy được, một phần quan trọng phụ thuộc vào việc xây dựng được một quy trình quản lý thu thuế một cách khoa học. Quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT đã cho thấy quy trình quản lý thu thuế đã cải cách công tác hành thu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, đóng góp không nhỏ vào công cuộc cải cách thuế, góp phần giúp cho Nhà nước quản lý thu thuế GTGT được hiệu quả.

Về thủ tục hành chính thuế, có thể nói từ khi triển khai Luật Thuế GTGT và thực hiện quy trình quản lý thu thuế, thủ tục hành chính thuế đã được cải cách một bước rất đáng kể. Thông qua việc quy định các doanh nghiệp tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Mặt khác, phát huy được chức năng, quyền hạn của Cơ quan Thuế trong việc hành thu theo chức năng Nhà nước quy định, từng bước xoá bỏ chế độ chuyên quản thuế. Ngoài ra, việc ra

thông báo thuế đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn, giảm được tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế, từ đó giúp cho Cơ quan Thuế quản lý tốt nguồn thu phát sinh, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu thuế GTGT.

Thứ năm, công tác thanh tra kiểm tra

Trong quá trình quản lý thuế thường gồm 3 khâu: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát. Công việc kiểm soát được thực hiện xuyên suốt từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn thành nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra đúng hướng và đạt kết quả mong muốn. Những năm qua, công tác thanh tra kiểm tra đã làm được nhiều việc như:

Những đối tượng có số hoàn thuế lớn, có số thuế liên tục âm, hoạt động xuất khẩu, xây dựng cơ bản, những đơn vị báo cáo kinh doanh thua lỗ, chi phí không được hợp lý, có dấu hiệu trốn thuế… được chọn để kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện thường xuyên.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện tốt phân loại doanh nghiệp để kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế.

Tăng cường kiểm tra thực hiện chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ, hóa đơn thuế GTGT.

Tính đến 31/12/2010, Thanh tra Tổng cục đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 43 doanh nghiệp, qua đó đã kết luận truy thu và phạt trên 350 tỷ đồng. Năm 2010, toàn ngành đã thanh, kiểm tra 23.850 đơn vị (thanh tra 3.713 đơn vị, đạt 92,6% kế hoạch; Kiểm tra 20.137 đơn vị, bằng 120% so cùng kỳ); tổng số thuế truy thu, tiền phạt là 4.936 tỷ đồng (qua thanh tra là 2.819 tỷ, tăng 20% so cùng kỳ; qua kiểm tra là 2.117 tỷ, tăng 68% so cùng kỳ). Tổng số tiền

truy thu qua thanh tra, kiểm tra đã nộp vào ngân sách là 2.364 tỷ. Tiến hành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 57 -65 )

×