Căn cứ vào kết quả của các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 111 - 115)

Các nghiên cứu về mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tiếp cận theo phƣơng pháp phân tích định lƣợng (phƣơng pháp phân tích nhân tố) để đánh giá, chấm điểm và xếp hạng NLCT của các NHTM của Trung Quốc và Iran nhƣ trong nghiên cứu của XIA Bin1

, PAN Bin2, và XIA Hui3 (2008) và Mohammad Bakhtiar Nasrabadi (2010) [73] [59]. Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận là phƣơng pháp phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA) để đảm bảo tính khoa học, khách quan cho mô hình điểm số đƣợc rút ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu với các nhân tố và các trọng số ảnh hƣởng đến điểm số năng lực cạnh tranh của từng nhân tố nói riêng và điểm số cạnh tranh tổng thể của ngân hàng nói chung.

3.1.1.1. XIA Bin1, PAN Bin2, XIA Hui3 (2006)

Cho rằng với những thay đổi mạnh mẽ của môi trƣờng kinh doanh ngân hàng ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh. Theo hƣớng này tác giả xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và áp dụng phƣơng pháp toán học vào việc phân tích thống kê để nghiên cứu mối liên hệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu để loại bỏ sự ảnh hƣởng tƣơng quan giữa các chỉ số khi đánh giá. Vì vậy, hệ thống các chỉ số đánh giá toàn diện NLCT giảm bớt đƣợc số lƣợng xuống còn 14 chỉ số biểu thị những đặc trƣng năng lực cạnh tranh cơ bản của ngân hàng Trung Quốc là:

STT Chỉ số STT Chỉ số

X1 Tổng tài sản X8 Tỷ lệ nợ xấu

X2 Tốc độ tăng trƣởng tài sản X9 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD X3 Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn VHĐ X10 Tỷ lệ tiền gửi trên dƣ nợ

X4 Tỷ suất sinh lời trên VCSH X11 Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động X5 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản X12 Đổi mới kinh doanh

X6 Tỷ lệ thu nhập lãi ròng X13 Nguồn vốn con ngƣời X7 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu X14 Hiệu quả quản lý

Trong đó có 11 chỉ số đƣợc biểu thị bằng con số, còn lại 3 chỉ số X12 Đổi mới hoạt động kinh doanh, X13 nguồn vốn con ngƣời và X14 hiệu quả quản lý không đƣợc biểu thị bằng các con số hay nói khác đi đó là những biến định tính. Phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc sử dụng trong nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS và phƣơng pháp Delphi lƣợng hóa 3 biến định tính X12, X13, X14. Trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị ngân hàng, các chuyên gia tƣ vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố định tính để chấm điểm cho 3 chỉ tiêu định tính cuối cùng i/ mức độ đổi mới hoạt động kinh doanh, ii/ nguồn nhân lực và ii/ khả năng quản lý điều hành của các ngân hàng Trung Quốc tƣơng ứng với 3 mức 1, 2 hoặc 3. Ngân hàng nào đƣợc cho là có mức độ đổi mới hoạt động kinh doanh nhƣ đƣa ra nhiều mẫu mã, sản phẩm dịch vụ mới đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhất sẽ đƣợc chấm điểm 3, ít hơn sẽ chấm điểm 2 hoặc 1.Tƣơng tự nhƣ vậy đối với chỉ tiêu nguồn nhân lực và trình độ quản lý của ngân hàng. Phƣơng pháp Delphi này cho phép các chuyên gia biểu thị tính độc lập của mình trong việc đƣa ra các ý kiến nên có thể khó áp dụng ở Việt Nam vì mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí và có thể không đi đến quyết định đƣợc do các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau.

Tiếp theo đó là sử dụng phần mềm thống kê SPSS thực hiện phân tích nhân tố thông qua việc tách nhân tố và xoay nhân tố để tìm ra đƣợc mô hình chấm điểm năng lực cạnh tranh tổng thể cho từng ngân hàng. Việc xác định trọng số của mỗi chỉ số và phân tích chi tiết các vấn đề của ổn định cạnh tranh là một chuỗi đo lƣờng cơ bản có đƣợc dựa trên sự kết hợp với những điều kiện thực tế của các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc và giữ đƣợc sự phát triển liên tục một cách mạnh mẽ.

Qua nghiên cứu này, chúng ta thấy tác giả đã có cái nhìn toàn diện về một phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát có mối tƣơng quan với nhau thành một tập hợp biến (gọi là nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập hợp biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Đây đƣợc gọi là phƣơng pháp phân tích nhân tố để đánh giá và phân tích sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc.

3.1.1.2. Mohammad Bakhtiar Nasrabadi (2010)

Đã nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống với 27 chỉ số đánh giá toàn diện NLCT của các ngân hàng thƣơng mại Iran dựa trên 5 nhóm nhân tố chính i/ năng lực

tài chính, ii/thị phần, iii/vốn nhân lực, iv/ hoạt động quốc tế, iv/ công nghệ thông tin

nhƣ sau (sơ đồ 3.1):

Nghiên cứu này vừa sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA- Exploratory Factor Analysis),vừa sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố thực chứng (CFA-Confirmatory Factor Analysis) và kỹ thuật TOSIS để phân tích đánh giá xếp hạng NLCT của các ngân hàng Iran.Những biến số đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chỉ tập trung chủ yếu ở một số chỉ tiêu nhƣ quy mô vốn, tổng dƣ nợ, tổng tài sản,.... Chỉ số năng lực cạnh tranh đƣợc ƣớc lƣợng từ phƣơng pháp phân tích nhân tố nhìn chung đầy đủ và toàn diện hơn so với phƣơng pháp phân tích định tính truyền thống và điểm số xếp hạng NLCT chủ yếu là do đóng góp của năng lực tài chính của ngân hàng đó quyết định.

Sơ đồ 3.1: Mô hình khái niệm về phân tích năng lực cạnh tranh theo nghiên cứu của Mohammad Bakhtiar Nasrabadi

Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại và phân tích các biến số ảnh hƣởng đến NLCT của các ngân hàng thƣơng mại có thể rút cho luận án một số gợi ý trong việc lựa chọn các biến đầu vào trong mô hình đánh giá hiệu quả của ngành ngân hàng và tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình Tobit đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật, cụ thể là:

- Về mặt lý thuyết: qua tổng kết các nghiên cứu đi trƣớc, luận án đã thấy đƣợc những điểm mạnh của các cách tiếp cận phân tích định lƣợng, cũng nhƣ một số hạn

chế của phƣơng pháp này. Đồng thời qua đó cũng là cơ sở để nhận thức lý thuyết một cách hoàn thiện, đầy đủ trong lĩnh vực nghiên cứu.

- Về mặt thực nghiệm: chính việc tổng kết các nghiên cứu trên thế giới về phân tích nhân tố (Factor Analysis) đã giúp luận án không những hiểu sâu sắc về mặt lý thuyết mà còn qua đó có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn mô hình điểm số vào phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam. Đặc biệt là trong việc hình thành những kiểm định thống kê trong việc lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra của các ngân hàng cho phù hợp nhất với nghiên cứu của luận án để có thể thu đƣợc các kết quả thực nghiệm có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)