Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại ViệtNam bằng

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 139)

bằng mô hình phân tích nhân tố

Qua mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ở trên, ta thấy yếu tố năng lực tài chính có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng vì có trọng số đã chuẩn hóa cao nhất bằng 33,943%. Tiếp theo là năng lực kinh doanh (trọng số chuẩn hóa là 13,061%), chất lƣợng nguồn nhân lực đứng thứ 3 với trọng số chuẩn hóa là 11,574%, đứng thứ 4 là kỹ thuật quản trị ngân hàng với trọng số chuẩn hóa là 9,468% và cuối cùng, thành phần tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là yếu tố trình độ công nghệ (trọng số chuẩn hóa bằng 7,654%).

Nhìn vào bảng kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của 40 NHTMVN đƣợc nghiên cứu, chúng ta thấy rằng 3 nhân tố bao gồm: năng lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và kỹ thuật quản trị quyết định tới 72,6% năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Tức là các NHTM đƣợc xếp hạng cao về năng lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ thì cũng có thứ hạng cao trong đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể so với các ngân hàng khác. Còn lại, 2 nhân tố năng lực kinh doanh và trình độ công nghệ có mức độ ảnh hƣởng là 27,4%. Vì vậy, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mặc dù những ngân hàng nhỏ có khả năng kinh doanh tốt và trình độ công nghệ cao nhƣng mức độ ảnh hƣởng chỉ là 27,4% nên cuối cùng xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng thể của những ngân hàng này vẫn thấp hơn những ngân hàng có qui mô vốn lớn, kỹ thuật quản trị hiện đại và nguồn lực con ngƣời có chất lƣợng cao.

Tóm lại, nhóm các NHTM nhà nƣớc dẫn đầu về xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng hợp, nhóm ngân hàng này hầu hết đều có năng lực tài chính tốt, thƣơng hiệu mạnh, đi đầu trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật quản trị tiên tiến và thu hút đƣợc những nguồn lực có chất lƣợng so với các NHTMCP nhỏ hiện nay.

Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại có nghĩa là ngân hàng thƣơng mại có mức độ cạnh tranh tƣơng đối về thị phần so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng đầy đủ sự tƣơng tác giữa các nguồn lực, khả năng cạnh tranh nội lực và môi trƣờng bên ngoài. Nó cũng đề cập tới năng lực phát triển bền vững trong cạnh tranh mà nó có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn và có sức khỏe tốt hơn.Với sự thay đổi môi trƣờng về tài chính và qui mô ngày càng mở rộng, các NHTM Việt Nam đã trở nên cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức tài chính nƣớc

Nguồn lực con ngƣời

Năng lực cạnh tranh

Kỹ thuật quản trị NH

Trình độ công nghệ

Năng lực kinhdoanh

Năng lực tài chính 72.6 % 33.943 % 27.4% 7.654% 13.061% 9.468% 11.574%

ngoài, các ngân hàng thƣơng mại của Việt nam đang gặp phải những khó khăn ở phía trƣớc. Do đó, để tồn tại và phát triển trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng phức tạp không chỉ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nƣớc với nhau mà còn phải cạnh tranh với các NHNNg vừa mạnh về tiềm lực tài chính, lại vừa có công nghệ quản trị tiên tiến và kinh nghiệm hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh thì các NHTM Việt Nam cần phải đẩy nhanh quá trình cải cách của các ngân hàng và tăng sức cạnh tranh then chốt nhƣ năng lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ và đây đƣợc xem là mục tiêu quan trọng và cấp bách mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang cần giải quyết.

Từ mô hình điểm số của từng nhân tố, chúng ta thay số của từng ngân hàng để tính ra điểm số của từng thành phần và xếp hạng theo từng thành phần ta có kết quả nhƣ sau:

Năng lực tài chính: Dẫn đầu là nhóm các NHTM nhà nƣớc dù đã cổ phần

hóa hoặc chƣa cổ phần hóa trừ ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiếp theo là nhóm các NHTMCP có kinh nghiệm hoạt động. Đứng thứ 5 về xếp hạng năng lực tài chính, kỹ thuật quản trị ngân hàng và nguồn lực con ngƣời là NHTMCP kỹ thƣơng, thứ 6 là NHTMCP quân đội, thứ 7 là NHTMCP Á Châu, thứ 8 là NHTMCP xuất nhập khẩu EIB,…Còn lại các NHTMCP nhỏ, mới thành lập thì đều đƣợc xếp hạng thấp nhất nhƣ NHTMCP phát triển Mê Kông đứng thứ 38, NHTMCP Bảo Việt đứng thứ 37, NHTMCP Phƣơng Tây đứng thứ 36 và NHTMCP Đại Tín xếp thứ 35,…

Năng lực kinh doanh: đƣợc thể hiện ở việc tổ chức quản lý phát triển mạng

lƣới, phạm vi hoạt động, phát triển danh mục sản phẩm kinh doanh, Dẫn đầu nhóm ngân hàng có khả năng sinh lời đƣợc xếp hạng cao nhất đó là NHTMCP Đại tín, xếp thứ hai là NHTMCP xăng dầu PG Bank, xếp thứ 3 là NHTMCP Kiên Long và đứng thứ 4 là NHTMCP Nam Á, đây đều là nhóm các ngân hàng có qui mô rất nhỏ, thời gian hoạt động chƣa lâu trong khi các NHTMVN lớn có tiềm lực tài chính tốt và kinh nghiệm hoạt động lâu năm thì lại đƣợc xếp hạng rất thấp về khả năng sinh

lời nhƣ Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank. Điều này cho thấy, việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính một cách riêng lẻ sẽ dẫn đến những nhận định thiếu chính xác về thực trạng của các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nếu sử dụng mô hình Dupont (sơ đồ 3.3) để phân tích hỗ trợ trong trƣờng hợp này thì chúng ta sẽ thấy các NHTMCP đƣợc xếp hạng cao về khả năng sinh lời ở trên là do có qui mô VCSH và qui mô tài sản nhỏ so với các NHTMNN hoặc NHTMCP có qui mô lớn và họ đã sử dụng đòn bảy tài chính (FL) và vòng quay tổng tài sản (ATO) để có mức sinh lời nhƣ trên.

Sơ đồ 3.3: Mô hình DUPONT

Trình độ công nghệ: Các NHTMCP nhỏ nhƣ NHTMCP Gia Định,

NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Bảo Việt là những ngân hàng mới thành lập có qui mô tài sản và vốn huy động ban đầu hầu nhƣ rất nhỏ đều có xếp hạng cao về trình độ công nghệ, trong khi các NHTMNN hoặc NHTMCP nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối nhƣ Agribank, BIDV,VCB,Vietinbank có lịch sử hoạt động lâu dài, có qui mô tài sản lớn và chiếm lĩnh thị phần cho vay và huy động vốn chủ yếu do sự hiểu biết khách hàng và lợi thế về thƣơng hiệu đều đƣợc xếp hạng thấp về trình độ công nghệ (xem bảng 3.7).Cụ thể, Ngân hàng Đại tín xếp thứ nhất về trình độ công nghệ, NHTMCP Kiên Long đƣợc xếp thứ 2, đứng thứ 3 là NHTMCP xăng dầu PGB và thứ 4 là NHTMCP Nam Á,… ROE ROA FL ROS ATO x x

Thực tế cho thấy các ngân hàng nhỏ, mới thành lập có xu hƣớng đầu tƣ công nghệ quản lý dữ liệu tập trung, công nghệ thẻ, máy ATM,POS ngay khi mới thành lập do tính thời điểm và xu hƣớng phát triển của hệ thống tại thời điểm đó trong khi qui mô vốn và tổng tài sản chƣa lớn. Vì vậy, tỷ suất vốn đầu tƣ cho công nghệ trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có xu hƣớng cao hơn các ngân hàng có qui mô lớn. Tuy nhiên, nhân tố này đối với các NHTMVN có mức độ ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh chƣa cao chỉ chiếm trọng số 7.654/75.700 trong mô hình điểm số đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng F mới đƣợc xây dựng ở trên (trang 128) trong khi đó yếu tố tiềm lực về tài chính mới là nhân tố quan trọng quyết định tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại.Điều này cho thấy các NHTMVN vẫn chủ yếu kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ truyền thống nhƣ huy động vốn, cho vay, làm một số dịch vụ thanh toán, đây là những sản phẩm dịch vụ đòi hỏi hàm lƣợng công nghệ không cao và các sản phẩm đòi hỏi hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ dịch vụ thẻ ATM, POS, E Banking, Mobie Banking, Internet Banking,… ở Việt Nam chƣa thực sự phát triển. Hầu hết các ngân hàng mới chạy theo phát triển theo số lƣợng và chƣa chú trọng tới chất lƣợng của việc cung cấp và nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này của khách hàng [20].

Kỹ thuật quản trị ngân hàng và nguồn vốn con ngƣời: phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính, lịch sử hoạt động bởi lẽ những ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu dài trên thị trƣờng sẽ có nguồn lực con ngƣời hiểu biết quy trình tác nghiệp, có khả năng xây dựng điều chỉnh quy trình, quy chế hoạt động ngân hàng đồng thời họ cũng nắm bắt đƣợc đặc điểm và nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn vì thế kết quả xếp hạng cho thấy những ngân hàng lớn nhƣ Agibank, BIDV, Vietinbank và VCB lại đƣợc xếp hạng tƣơng ứng theo thứ tự từ 1 đến 4, còn các ngân hàng nhỏ và ít tên tuổi nhƣ MHTMCP phát triển Mê Kông, NHTMCP Phƣơng Tây và NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Tiên Phong và NHTMCP Đại Tín thì lại xếp hạng thấp nhất. Điều này cũng dễ lý giải vì những ngân hàng có qui mô nhỏ, mới thành lập nên khó có điều kiện tuyển dụng ngƣời giỏi về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cũng nhƣ không có điều kiện đầu tƣ xây dựng kỹ thuật quản trị ngân hàng hiện đại.

3.3.3. Đánh giá những ưu điểm của mô hình phân tích nhân tố so với mô hình SWOT

Mô hình phân tích nhân tố đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA- Exploratory Factor Analysis) EFA khám phá dữ liệu và cung cấp cho nhà nghiên cứu thông tin về việc cần có bao nhiêu nhân tố để đại diện tốt nhất cho dữ liệu. Đặc điểm nổi bật của EFA là các nhân tố đƣợc rút ra từ kết quả thống kê, không phải từ lý thuyết, không phải việc chúng ta nghĩ ra và gắn trọng số cho mỗi nhân tố mà do kết quả chạy phần mềm thống kê SPSS và cấu trúc căn bản của dữ liệu quyết định cấu trúc nhân tố. Nhƣ thế, EFA đƣợc tiến hành mà không biết có bao nhiêu nhân tố và mỗi biến quan sát sẽ thuộc về nhân tố nào. Các nhân tố xuất hiện chỉ đƣợc đặt tên sau khi tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố có thể khai thác đƣợc những khía cạnh tiềm tàng hoặc xây dựng đƣợc những nội dung mà phân tích SWOT có thể không có đƣợc.

Phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTMVN bằng mô hình phân tích nhân tố tƣơng đối đơn giản, và tiết kiệm chi phí nếu chúng ta hiểu rõ về phƣơng pháp luận xây dựng mô hình để chúng ta tiến hành phân tích khi cần thiết.

Ngoài ra, một lợi thế khác của việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại đó là chúng ta có thể tìm ra những sự khác nhau, những thuận lợi và khó khăn trong các lĩnh vực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại qua những tình trạng điểm số của mỗi nhân tố chính và sắp xếp theo một thứ tự nhất định,nó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận ra đƣợc những điểm yếu của ngân hàng mình để đƣa ra các hình thức cải thiện độ chính xác, hiệu quả về năng lực quản trị điều hành và cung cách quản lý hành chính của họ.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng tác giả lấy nền tảng là phân tích định lƣợng còn phân tích định tính chỉ là để bổ sung cho sự phân tích định lƣợng làm cho thƣớc đo đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trở nên toàn diện và thuyết phục hơn. Với cách thức tiếp cận phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố, sẽ tạo nên một hệ thống các nhân tố qua việc phân tích định lƣợng một cách khoa học và xác

định đƣợc “trọng số” tƣơng ứng cho mỗi chỉ số so sánh với sự khách quan và hợp lý. Đồng thời, cơ sở phân tích cũng đƣợc thay đổi một vài nhân tố đƣợc tách biệt ra từ một số lớn các chỉ số liên quan mạnh mẽ. Nhƣ vậy, nó sẽ tránh đƣợc sự ảnh hƣởng của sự tác động nhiều chiều.

Mô hình phân tích nhân tố cho phép chấm điểm và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một số lƣợng lớn các ngân hàng mà không mất quá nhiều thời gian.

3.3.4. Điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

- Về con ngƣời:

+ Cần có những chuyên gia về hoạt động ngân hàng và quản trị ngân hàng đƣợc

đào tạo căn bản có kiến thức về toán, kinh tế lƣợng và mô hình. + Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin

+ Nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh, một công cụ giúp đánh giá phản ánh chính xác, toàn diện những lợi thế cạnh tranh của mình cũng nhƣ của các đối thủ để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp đảm bảo giữ đƣợc thị phần và tăng trƣởng lợi nhuận cho ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, có sự tham gia của nhiều ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài.

+ Có khả năng khai thác và sử dụng mô hình để chấm điểm cạnh tranh và xếp hạng NLCT cho các ngân hàng..

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Cần có một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh

+ Có một bộ phận nghiên cứu chuyên trách về năng lực cạnh tranh của ngân hàng

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đủ lớn đảm bảo tính cập nhật của số liệu và tình hình mới phục vụ cho việc chạy mô hình và đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đối thủ cũng nhƣ của cả ngành.

- Về công nghệ:

cài đặt phần mềm thống kê SPSS, DEA cho bộ phận làm công tác phân tích đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh. 3.4. Một số khuyến nghị áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

3.4.1. Đối với Chính phủ Việt Nam và các Cơ quan hữu quan

- Phải xây dựng một chiến lƣợc tổng thể về cạnh tranh và hội nhập, xác định

rõ và cụ thể lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng tổ chức kinh tế quốc tế để định hƣớng cho cả tiến trình quan trọng và rộng lớn của hội nhập đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể với lộ trình rõ ràng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Chiến lƣợc hội nhập ngành ngân hàng phải gắn chặt chẽ việc cải cách NHNN, tái cơ cấu NHTM và tổ chức tài chính khác, đồng thời có tính đến điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện khung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp để đảm bảo tạo ra môi trƣờng kinh doanh ngân hàng cạnh tranh lành mạnh và độ tin cậy của thông tin khi sử dụng chạy mô hình phân tích nhân tố.

- Phát triển hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng để phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế-xã hội, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Từng bƣớc tạo lập một hệ thống pháp luật ngân hàng hoản chỉnh, đối xử công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài, đồng thời đảm bảo tính minh bạch để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

- Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)