Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67)

Hiện tại có 4 tổ chức chủ yếu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh:

Thứ nhất là diễn đàn kinhh tế thế giới (WEF) và Viện phát triển quản lý quốc tế (IMD) sử dụng các chỉ số để đo lƣờng năng lực cạnh tranh trong các nghiên cứu về “cạnh tranh quốc gia”. WEF và IMD là những tổ chức đƣợc cho phép xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia.Tháng 9 năm 1994 hai tổ chức này liên kết xuất bản cuốn “ Năng lực cạnh tranh quốc gia năm 1994”, và định nghĩa lại “năng lực cạnh tranh là khả năng của một quốc gia, hoặc một công ty tạo ra nhiều phúc lợi xã hội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới”. Họ tranh luận rằng

cạnh tranh quốc gia là sự kết hợp của tài sản cạnh tranh và qui trình cạnh tranh nhƣ đƣợc chỉ ra trong công thức sau:

Cạnh tranh quốc gia = Tài sản cạnh tranh x Qui trình cạnh tranh WEF và IMF đều sử dụng chỉ số mềm và chỉ số cứng để thực hiện xếp hạng, nhƣng WEF chú trọng vào chỉ số mềm hơn còn IMF thì lại nghiêng về chỉ số cứng. Cả hai tổ chức đều sử dụng điểm số trung bình độ lệch chuẩn để tính điểm cạnh tranh tổng thể nhƣng khác nhau về trọng số. Nghiên cứu về mô hình phân tích năng lực cạnh tranh thực hiện bởi WEF và IMF là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.Tuy nhiên, hai tổ chức này lại chỉ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia chứ không nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ hai là hệ thống xếp hạng ngân hàng CAMELS. Mô hình CAMELS đã đƣợc áp dụng từ những năm 1970 bao gồm 6 nhân tố: C - Mức độ đủ vốn, A- Chất lƣợng tài sản, M- Chất lƣợng quản lý, E-Lợi nhuận, L-Thanh khoản và S- Độ nhạy với những rủi ro thị trƣờng.Sáu nhân tố đƣợc viết tắt bằng các ký tự “CAMELS”. Hệ thống này đƣợc xây dựng bởi cơ quan điều tiết hoạt động ngân hàng Mỹ nhằm đảm bảo tính bí mật kết quả hoạt động của ngân hàng. Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính và thang điểm từ 1 - 5 để các nhà quản lý đƣa ra đánh giá, xếp hạng ngân hàng. Kết quả phân loại không đƣợc công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho các ngân hàng. Mô hình này đã đƣợc sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan giám sát ngân hàng nƣớc ngoài và các nhà phân tích tài chính. Tuy nhiên, hệ thống này tập trung nhiều tới khía cạnh tài chính hơn là các nguồn lực khác cũng góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong khi đó, mô hình xếp hạng ngân hàng FIRST của Nhật Bản đƣợc xét ở 10 yếu tố: Quản lý kinh doanh, tuân thủ pháp luật, quản lý bảo vệ khách hàng, quản lý rủi ro toàn diện, quản lý vốn,… Với mô hình FIRST, vấn đề quản lý (phi tài chính) đƣợc chú ý hơn. Tóm lại, mô hình CAMELS tập trung vào phân tích, thanh tra để đƣa ra dự báo rõ ràng cho ngân hàng và biện pháp phòng ngừa. Còn hệ thống FIRST là khích lệ những nỗ lực của ngân hàng để cải thiện công tác quản trị điều hành.

Thứ ba là phƣơng pháp xếp hạng đƣợc sử dụng bởi các tạp chí tài chính,nhƣ tạp chí “The Banker” ở Anh và tạp chí “Euromoney”, tổ chức xếp hạng các ngân hàng qui mô lớn trên phạm vi toàn cầu. Tạp chí “The Banker” ở Anh đã xếp hạng các ngân hàng hàng năm từ năm 1970. Ban đầu, tổ chức này chỉ xếp hạng 300 ngân hàng lớn trên toàn thế giới, nhƣng hiện nay có tới hơn 1000 ngân hàng đƣợc xếp hạng. Họ xếp hạng dựa trên các yếu tố nhƣ vốn cấp 1, tài sản, tỷ lệ vốn trên tài sản, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận thực, ROE, ROA. Kết quả xếp hạng của tổ chức này đã đƣợc chấp nhận rộng rãi và công nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế.Tuy nhiên, các kết quả xếp hạng này lại không xem xét đến các loại nhân tố chủ quan, vì vậy không thể phản ánh hết đƣợc các thành phần, yếu tố mang tính chủ quan ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ tư là hệ thống xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của các học giả Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tạp chí “The Banker” ở Trung Quốc đã phối hợp với Viện tài chính-ngân hàng của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc để xuất bản báo cáo năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc.Trong báo cáo năm 2004 của họ, họ đã định nghĩa năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau: trong một điều kiện thị trƣờng, mối quan hệ cung cầu và sự điều tiết ngân hàng cụ thể, ngân hàng có năng lực cạnh tranh là ngân hàng có khả năng thiết kế và bán các sản phẩm tài chính và tạo ra nhiều phúc lợi xã hội hơn các đối thủ cạnh tranh, điều này có nghĩa là ngân hàng khả năng chuyển tài sản ngắn hạn thành các dịch vụ tốt hơn để cung cấp cho khách hàng. Các nhà nghiên cứu chia các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành 2 nhóm: nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại (bao gồm qui mô thị trƣờng, mức độ đủ vốn, chất lƣợng tài sản, ROE, thanh khoản và quốc tế hóa) và nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh tiềm năng (bao gồm nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, đổi mới tài chính, cung cấp dịch vụ, quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ). Họ cũng xây dựng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại = Tài sản cạnh tranh x Qui trình cạnh tranh

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiện tại có 4 hệ thống đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mỗi mô hình phân tích đánh giá và xếp hạng đều có những ƣu thế cũng nhƣ hạn chế riêng nhƣng để có mô hình xếp hạng năng lực cạnh tranh phù hợp ở Việt Nam nên xây dựng dựa trên sự chắt lọc hợp lý từ các mô hình trên nhƣng phải tính đến các yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, các đề xuất đƣa ra nhƣ sau:

- Đối với Việt Nam khi thực hiện xếp hạng các ngân hàng, Việt Nam nên ứng dụng cả mô hình CAMELS và FIRST để có sự đan xen, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

- Đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh nên thực hiện trên từng nhân tố để tìm ra đƣợc những lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, góp phần đƣa ra những khuyến nghị chính sách cho các nhà quản lý, điều hành ngân hàng.

- Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh phải đánh giá đƣợc toàn diện và thống nhất dựa trên một hệ thống ký hiệu xếp hạng.

- Đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hƣởng của chu kỳ kinh doanh và kèm theo xu hƣớng phát triển của các ngân hàng trong tƣơng lai.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh căn cứ vào những đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Xây dựng mô hình định lƣợng tổng hợp sao cho kết quả xếp hạng phải xem xét đến cả nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

- Chia các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành 2 nhóm: nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại (bao gồm qui mô thị trƣờng, mức độ đủ vốn, chất lƣợng tài sản, ROE, thanh khoản và quốc tế hóa) và nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh tiềm năng (bao gồm nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, đổi mới kinh doanh và quản trị doanh nghiệp). Sau đó xây dựng một mô hình điểm số đánh giá năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam làm căn cứ xếp hạng dựa trên

kết quả điểm số của từng nhân tố và tổng hợp các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại.

- Lựa chọn đƣợc mô hình ƣớc lƣợng thích hợp nhất để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố này đến năng lực cạnh tranh toàn bộ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về cạnh tranh,năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện hội nhập quốc tế và cơ sở lý thuyết về các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là đã rút ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm và điều kiện áp dụng của từng mô hình làm cơ sở để phân tích thực trạng sử dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về môi trƣờng kinh doanh và tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

2.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1.1.Môi trường pháp lý

Khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do các nƣớc ASEAN (AFTA) và tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, Việt Nam phải giảm thuế và mở cửa một số lĩnh vực dịch vụ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hội nhập quốc tế nhằm mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thƣơng mại, dịch vụ để gia nhập vào cuộc canh tranh quốc tế bình đẳng và cùng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.

Việt Nam khi là thành viên WTO góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận với thị trƣờng thế giới, tiếp cận với những nền kinh tế hùng mạnh hơn và đòi hỏi sức cạnh tranh mãnh liệt hơn. Cầu của thị trƣờng cũng sẽ tăng mạnh hơn nhờ làn sóng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. "Việt Nam đang dần thay đổi chính sách để phù hợp với những chuẩn mực chung của quốc tế. Điều này cũng đòi hỏi ngành ngân hàng cũng không ngừng thay đổi các quy định pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, từng bƣớc thể chế hóa các quy định trong Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, các quy định của tổ chức thƣơng mại thế giới làm tiêu chuẩn để xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn nƣớc ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thì pháp luật Việt Nam không thể cứ giữ nguyên nhƣ trƣớc đây, mà đã có sự thay đổi. Sự thể chế hoá đó tập trung vào việc thể chế hóa các chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, các giới hạn hoạt động và từng bƣớc giảm bớt các hạn chế đó cho phù hợp với cam kết quốc tế. Bởi Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để cho các tổ chức tín dụng trong nƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động,

nâng cao uy tín đối với thị trƣờng trong nƣớc để đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài [14].

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản luật và dƣới luật quy định về việc thành lập và hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Các ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập hay còn gọi là ngân hàng con “ngân hàng con” theo quy định của Hiệp định thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ. Loại hình ngân hàng này có phạm vi hoạt động rộng hơn so với một chi nhánh hay văn phòng đại diện, nhƣng đồng thời nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nữa nhƣ đại diện ký kết hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của ngân hàng mẹ ở nƣớc ngoài đối với hoạt động của ngân hàng con tại Việt Nam, vấn đề chuyển lợi nhuận cho tổ chức tín dụng mẹ... Và vấn đề này cũng đã đƣợc qui định trong Điều 6 Luật các TCTD 2010, quy định TCTD đƣợc tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã), cụ thể: TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD

liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; Nhƣ

vậy, các quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát đƣợc phân loại theo hình thức pháp lý của TCTD (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã) [14].

Thứ ba, hoàn thiện và bổ sung các bộ luật về cạnh tranh. Luật Cạnh tranh đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/07/2005 đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng chủ yếu tập trung ở hai khía cạnh: khía cạnh lãi suất và khía cạnh cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng đã đƣợc quy định tại Điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 (luật này đã đƣợc chỉnh sửa, bổ sung và thông qua ngày 16/6/2010), nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có một văn bản pháp luật nào hƣớng dẫn vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, việc xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là cần thiết. Việc xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cần quán triệt các quan điểm sau: (i) Bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các chủ thể tham gia hoạt động ngân hàng; (ii) Nhà nƣớc bảo hộ hoạt động cạnh tranh hợp pháp, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi phi cạnh tranh, hạn chế

cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh; (iii) Kiểm soát độc quyền có hiệu quả; (iv) Bảo đảm an toàn hoạt động và an toàn hệ thống ngân hàng.

Nội dung pháp luật về cạnh tranh tập trung chủ yếu vào quy định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, còn cần yêu cầu tổ chức cá nhân vi phạm phải cải chính công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng...

Thứ tư, cụ thể hóa các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền để tạo cơ sở pháp lý về minh bạch hóa các giao dịch liên quan đến ngân hàng. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền là nỗ lực to lớn của Nhà nƣớc ta trong việc hạn chế việc lợi dụng các giao dịch ngân hàng để hợp pháp hóa các loại tiền tệ có nguồn gốc bất hợp pháp. Tuy nhiên, vấn đề phòng, chống rửa tiền là vấn đề mới đối với nƣớc ta nên cần sớm có các văn bản hƣớng dẫn Nghị định này. Các văn bản hƣớng dẫn cần quy định giới hạn tối đa các quan hệ thanh toán đƣợc phép sử dụng tiền mặt, còn khi các giao dịch vƣợt quá thì phải sử dụng phƣơng thức thanh toán không sử dụng tiền mặt. Tuyên truyền cho ngƣời dân thói quen sử dụng các tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, tăng cƣờng cung ứng và sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán. Đƣa ra các dấu hiệu để nhận biết các giao dịch đáng ngờ, trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc cản trở việc làm rõ các giao dịch đáng ngờ hoặc lợi dụng việc kiểm soát các giao dịch đáng ngờ để gây trở ngại cho các quan hệ kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng [9].

Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật về ngoại hối, hối phiếu cho phù hợp với các quy định pháp luật về thƣơng mại, tín dụng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004, Luật Thƣơng mại đã có những quy định mới về các vấn đề trên. Không những thế, các quy định pháp luật về ngoại hối, thƣơng phiếu đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Ngoài ra, các yêu cầu của tổ chức thƣơng mại thế giới rất

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)