Mô hình Ma trận các yếu tố bên trong bên ngoài (IE)

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 63)

Ma trận IE (Internal - External Matrix) là công cụ đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng thông qua đặt các SBU (Strategic Busniness Unit) khác nhau của một ngân hàng vào 1 bảng có 9 ô. Ma trận này đƣợc dựa trên 2 khía cạnh chủ yếu:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): Ma trận đánh gá các yếu tố

nội bộ (IFE matrix - Internal Factors Evaluation matrix) để tóm tắt và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của ngân hàng. Ma trận IFE đƣợc phát triển theo năm bƣớc:

Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt nhƣ đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

của các yếu tố đó đối với sự thành công của ngân hàng trong ngành. Tổng số các mức độ quan trọng phải bằng 1,0.

Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm

yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất. Nhƣ vậy, sự phân loại căn cứ vào ngân hàng.

Bƣớc 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (= bƣớc

2 x bƣớc 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bƣớc 5: Công tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định

tổng số điểm quan trọng cho ngân hàng.

Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà ngân hàng có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ.

Lƣu đồ quá trình đánh giá nhƣ sơ đồ 1.3 sau:

Sơ đồ 1.3. Phương pháp chuyên gia

Cuối cùng, thông qua khung đánh giá này sẽ xác định những năng lực cạnh tranh nào cần đƣợc duy trì, cũng nhƣ cần đƣợc củng cố thêm và những năng lực nào cần phải xây dựng. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Ví dụ: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ (IFE) của Ngân hàng X

TT Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ

quan trọng Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Quy mô vốn và tài chính 0.20 3 0.6

2 Công nghệ cung ứng dịch vụ 0.15 3 0.45

3 Chất lƣợng dịch vụ cung ứng 0.10 3 0.3

4 Cơ cấu tổ chức ngân hàng 0.10 1 0.1

5

Quản trị chiến lƣợc kinh doanh và hệ

thống kiểm soát 0.10 2 0.2

6 Hệ thống thông tin 0.10 2 0.2

7 Uy tín và danh tiếng của ngân hàng 0.15 4 0.6 8 Năng lực điều hành của ban lãnh đạo và

chất lƣợng đội ngũ cán bộ 0.10 3 0.3

Tổng cộng 1.00 2.75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy tổng số điểm quan trọng là 2.75 trên mức trung bình 0.25. Điều này cho thấy các yếu tố nội bộ của ngân hàng X là khá tốt. Mức điểm về quy mô vốn và tài chính, uy tín danh tiếng của ngân hàng kế đến là công nghệ cung ứng dịch vụ với mức điểm đạt đƣợc tƣơng ứng là 0.6 và 0.45. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của ngân hàng còn yếu điểm 0.1 nên cần phải cơ cấu lại cho phù hợp hơn.

Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE matrix - External Factors Enviroment matrix) giúp ta tóm tắt và lƣợng hóa những ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng tới ngân hàng. Việc phát triển một ma trận EFE gồm 5 bƣớc:

Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành

công nhƣ đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trƣờng vĩ mô. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ hội và thách thức của ngân hàng và ngành kinh doanh.

Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của các yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của ngân hàng. Mức phân loại thích hợp có thể đƣợc xác định bằng cách so sánh những ngân hàng thành công với những ngân hàng không thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt đƣợc sự nhất trí của nhóm xây dựng chiến lƣợc. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0. Nhƣ vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở ngành.

Bƣớc 3: Cho điểm từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lƣợc hiện tại của ngân hàng với các yếu tố này. Trong đó: 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu. Các mức này dựa trên hiệu quả chiến lƣợc của ngân hàng.

Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với số điểm của nó (= bƣớc 2

x bƣớc 3) để xác định số điểm có trọng số.

Bƣớc 5: Cộng điểm có trọng số của tất cả các biến số để xác định tổng điểm

có trọng số của tổ chức.

Bất kể số lƣợng yếu tố bên trong ma trận, tổng điểm có trong số cao nhất mà một ngân hàng có thế có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng điểm có trọng số là 4,0 cho thấy chiến lƣợc tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hƣởng tiêu cực của môi trƣờng bên ngoài lên ngân hàng.

Ma trận EFE tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng tới quá trình hoạt động của ngân hàng. Qua đó giúp

nhà quản trị ngân hàng đánh giá đƣợc mức độ phản ứng của ngân hàng với những cơ hội, nguy cơ và đƣa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho ngân hàng.

Ví dụ: MA TRẬN YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE) của ngân hàng X

TT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài

Mức độ quan trọng

Phân loại Số điểm quan trọng

1

Cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hậu

WTO 0.13 3 0.39

2 Tăng trƣởng kinh tế 0.08 1 0.08

3 Kinh tế đối ngoại 0.07 1 0.07

4 Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 0.06 1 0.06

5 Thị trƣờng tài chính – ngân hàng 0.20 3 0.6

6 Định hƣớng sau khi gia nhập WTO 0.10 3 0.3

7

Quan hệ với các định chế tài chính trong và

ngoài nƣớc 0.09 4 0.36

8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thuận lợi – khó khăn và cơ hội – thách thức

tác động đến mọi mặt của hoạt động ngân hàng 0.10 3 0.3

9 Tác động của vàng và ngoại tệ 0.05 2 0.1

10 Hoạt động của thị trƣờng chứng khoán 0.12 3 0.36

Tổng cộng 1.00 2.62

Nhận xét:

 Thách thức với các ngân hàng trong nƣớc hiện nay là chúng ta gia nhập WTO, các ngân hàng không còn đƣợc bảo hộ nhƣ trƣớc nữa, nguy cơ bị các ngân hàng nƣớc ngoài chiếm mất thị trƣờng trong nƣớc, do các ngân hàng nƣớc ngoài này có lợi thế về vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao… nguy cơ bị sáp nhập khi thực hiện việc cổ phần hoá.

bình 0,12. Điều này cho thấy khả năng phản ứng của ngân hàng X đối với các cơ hội bên ngoài ở trên mức trung bình.

Từ kết quả của việc đánh giá các yếu tố bên trong IFE và yếu tố bên ngoài EFE nhƣ trên:

- Tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE đƣợc thể hiện trên trục X

o Tổng số điểm 1,00…1,99: Biểu thị sự yếu kém bên trong.

o Tổng số điểm 2,00… 2,99: Trung bình.

o Tổng số điểm 3,00…4,0: Vững mạnh

- Tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE đƣợc thể hiện trên trục Y

o Nếu tổng số điểm từ 1,0 – 1,99 là thấp

o Nếu tổng số điểm từ 2,0 – 2,99 là trung bình

o Nếu tổng số điểm từ 3,0 – 4,0 là mạnh

- Kết hợp 2 trục X và Y thành một ma trận (IE) gồm có 9 ô để đánh giá ngân hàng nhƣ sau:

Tổng số điểm quan trọng trong ma trận IE

Tổng số điểm quan trọng ma trận IE Mạnh 3.0-4.0 Trung bình 2.0-2.99 Thấp 1.0-1.99 Mạnh 3.0 – 4.0 I II III Trung bình 2.0 – 2.99 IV V VI Thấp 1.0 – 1.99 VII VIII IX

+ Nếu SBU nào nằm trong các ô I, II, IV : nên phát triển và xây dựng + Nếu SBU nào nằm trong các ô III, V, VII : nên nắm giữ và duy trì + Nếu SBU nào nằm trong các ô VI, VIII, IX : nên thu hoạch hoặc loại bỏ

Ưu điểm của mô hình IE

- Mô hình này có sự kế thừa những ƣu điểm của mô hình SWOT nhƣng có sự hoàn thiện đó chính là đã tóm tắt và lƣợng hóa những ảnh hƣởng của các yếu tố môi

trƣờng bên trong, bên ngoài tới ngân hàng theo một qui trình cụ thể rõ ràng chi tiết gồm 5 bƣớc với những hƣớng dẫn cụ thể cách thức triển khai.

- Phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố và chấm điểm trọng số cho từng yếu tố giúp cho quá trình phân tích dễ dàng hơn giúp nhà phân tích có thể so sánh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và có cơ sở khoa học để đƣa ra quyết định.

- Cho phép phân tích đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của ngân hàng với đối thủ cạnh tranh và so sánh dựa trên tổng điểm.

- Cách thức sử dụng mô hình cũng tƣơng đối đơn giản, dễ áp dụng.

Nhược điểm của mô hình IE

- Hạn chế của phƣơng pháp này là không cho phép phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể hay từng mặt hoạt động của ngân hàng để so sánh với các ngân hàng khác trong ngành cùng một lúc mà phải tiến hành đơn lẻ và so sánh từng ngân hàng một.

- Việc lập danh mục các nhân tố để đƣa vào chấm điểm của mô hình IFE và EFE cũng có thể gặp nhiều khó khăn và gây tranh cãi trong quá trình áp dụng mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc chấm điểm cho từng yếu tố và xác định trọng số (tầm quan trọng) của mỗi yếu tố vẫn mang nhiều ý chí chủ quan chứ không mang tính khách quan, khoa học.

Điều kiện áp dụng mô hình IE trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

- Về con ngƣời: Đƣợc đào tạo bài bản và có sự hiểu biết sâu sắc về luật cạnh

tranh và hoạt động kinh doanh ngân hàng, có kiến thức thực tiễn về tình hình cạnh tranh của các ngân hàng và hiểu biết nội dung của mô hình IFE và EFE để xây dựng danh mục các yếu tố phân tích và gắn điểm trọng số về tầm quan trọng của mỗi yếu tố đó trong mô hình phân tích IE. Sử dụng thành thạo tin học văn phòng Word và Excel để thiết lập bảng biểu và tính toán lƣu trữ thông tin, so sánh điểm số năng lực cạnh tranh của các ngân hàng .

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có cơ sở thông tin dữ liệu về tình hình kinh tế,

chính trị, xã hội và đặc biệt là cơ sở dữ liệu về hoạt động của ngành nói chung và của ngân hàng cần phân tích và so sánh.

- Công nghệ: Sử dụng hệ thống máy tính sử dụng phầm mềm ứng dụng văn phòng có kết nối internet để tìm hiểu và cập nhật thông tin và lập các bảng biểu.

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 63)