Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 56)

Mô hình SWOT ra đời từ những năm 60-70 tại Viện nghiên cứu Stanford, Hoa Kỳ. Đây là phƣơng pháp đánh giá năng lực của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình 5 quyền lực cạnh tranh của Porter để xác định, phân tích những điểm mạnh - Strengths và điểm yếu - Weaknesses, là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp; cơ hội - Opportunities và thách thức - Threats, là các nhân tố bên ngoài của một doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đƣợc sắp

xếp theo định dạng SWOT dƣới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định, có thể đƣợc sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mẫu phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phƣơng diện bản thân và của ngƣời khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ƣu thế thƣờng đƣợc hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm

chất lƣợng cao thì một quy trình sản xuất với chất lƣợng nhƣ vậy không phải là ƣu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trƣờng.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất?

Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Ngƣời khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hƣớng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trƣờng dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nƣớc có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phƣơng thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ƣu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ƣu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngƣợc lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ đƣợc chúng.

- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?

Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thƣờng giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Phân tích bên ngoài: Là sự phân tích các yếu tố của môi trƣờng bên ngoài ảnh

hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp tìm ra các cơ hội cũng nhƣ các thách thức đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài có thể là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật, yếu tố văn hoá xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên,... Các yếu tố này là tác động gián tiếp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố của môi trƣờng bên ngoài để tăng cơ hội, giảm thách thức hạn chế rủi ro và trên cơ sở phân tích đó lựa chọn chiến lƣợc hợp lý cho doanh nghiệp.

Phân tích bên trong: Là sự phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hay là các nhân tố nội tại của doanh nghiệp việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ quản lý; khả năng tài chính, trình độ công nghệ...

Từ việc phân tích những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ biết mình sẽ đứng ở đâu trên thị trƣờng, thị phần hiện tại của các doanh nghiệp khác là bao nhiêu, khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai... giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc điểm mạnh và những nhƣợc điểm của mình để khắc phục, giải quyết vấn đề đang và sẽ đặt ra đối với doanh nghiệp.

- Điểm mạnh: là các công việc ngân hàng làm tốt hơn so với các đối thủ. Đó có thể là những điểm mạnh dễ nhận biết nhƣ thị phần chi phối, vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhân lực chất lƣợng cao…và những điểm mạnh chỉ có thể cảm nhận nhƣ khả năng thích ứng, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, uy tín thƣơng hiệu...

- Điểm yếu: là những hạn chế của ngân hàng, những việc ngân hàng làm

không tốt so với các đối thủ. Những điểm này có thể nhận biết hoặc không dễ nhận biết, ở dạng tiềm ẩn. Có thể nhận biết chính xác nguyên nhân và tác động của các điểm yếu đến hoạt động kinh doanh sẽ giúp NHTM khắc phục hiệu quả hơn.

- Cơ hội: Có những cơ hội có thể đến môi trƣờng khách quan mang lại, hoặc do chính ngân hàng tạo ra nhờ vào các điểm mạnh. Các ngân hàng luôn luôn phải phân tích, tìm kiếm, tận dụng tốt các cơ hội cũng nhƣ tạo ra các cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển bền vững.

- Thách thức: là các yếu tố, các nguy cơ tiềm ẩn, những rủi ro mà các ngân hàng có thể gặp phải làm hoạt động của ngân hàng trở lên khó khăn. Những thách thức này có thể phát sinh từ bên trong, hoặc bên ngoài ngân hàng.

Bảng 1.1: Mô hình ma trận SWOT Cơ hội (O)

O1, O2, O3,………..

Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài.

Nguy cơ (T)

T1, T2, T3,…………...……

Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài.

Điểm mạnh (S)

S1, S2, S3,………...

Liệt kê các điểm mạnh bên trong ngân hàng.

Điểm yếu (W)

W1, W2, W3,………..

Liệt kê các điểm yếu bên trong ngân hàng

Ưu điểm của mô hình SWOT

- Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan cho phép tƣ duy một cách tích cực vƣợt ra khỏi khuôn khổ thói quen hay bản năng. Các dữ liệu đƣợc sắp xếp theo định dạng SWOT dƣới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và có thể đƣợc sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.

- Đây là công cụ hữu ích giúp định hƣớng và kích thích suy nghĩ khi phân tích tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lƣợc, xác định vị thế cũng nhƣ hƣớng đi của ngân hàng, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tƣởng nào liên quan đến quyền lợi của ngân hàng.

Nhược điểm của mô hình SWOT

Bên cạnh những ƣu điểm ở trên phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại bằng mô hình SWOT cũng có một số hạn chế nhƣ:

- SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hƣớng giản lƣợc. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với

bản chất vấn đề, nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

- Do phân tích SWOT không lƣợng định đƣợc các tiêu chí, vì vậy, để không bị lý trí chủ quan, áp đặt làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng phân tích thì ngƣời phân tích phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Sự phân tích các nhân tố ở mỗi ô điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong ma trận SWOT nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sự am hiểu và trình độ của ngƣời phân tích. Vì vậy, điều này có thể tạo ra các kết quả phân tích với các gợi ý chiến lƣợc cạnh tranh khác nhau thậm chí có thể trái ngƣợc nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.

- Ma trận SWOT chỉ đƣa ra những phƣơng án chiến lƣợc khả thi chứ không phải là kỹ thuật lựa chọn chiến lƣợc cuối cùng và để quyết định chiến lƣợc nào tốt nhất cần có sự hỗ trợ của các công cụ khác nhƣ ma trận BCG, ma trận GE...

- Mô hình SWOT chỉ áp dụng phân tích trực tiếp một ngân hàng với đối thủ của chúng chứ việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của nhiều ngân hàng cùng một lúc, trên phạm vi rộng ở tầm vĩ mô để nhìn nhận, đánh giá và xếp hạng ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.

-Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng mô hình phân tích SWOT xảy ra khi tổ chức cần đƣa ra quyết định đó là không chắc chắn đƣợc là liệu quyết định đó có sáng suốt hay không, vì quyết định chỉ dựa trên phân tích cho việc lập kế hoạch.

- Phân tích bằng mô hình SWOT đòi hỏi một khối lƣợng thời gian và sức lực

bỏ ra lớn khi áp dụng để phân tích trong một tổ chức lớn, hoặc trong một doanh nghiệp nhỏ mà không có sự đồng nhất, có khi một sự cố gắng để đồng thuận vì mục tiêu chung có thể gây mâu thuẫn với những thành viên khác trong nhóm.

- Phân tích SWOT tạo ra một danh mục những điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức của một tổ chức giúp cho ngƣời phân tích nhận biết đƣợc những điểm cần phải chú ý nhƣng từng yếu tố trong ma trận SWOT không đƣợc gắn một trọng số nhất định hoặc không đƣợc chỉ ra mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với tổ chức. Muốn xác định đƣợc đâu là yếu tố mục tiêu lại cần phải thảo luận và nhƣ vậy sẽ tốn thời gian và dễ gặp phải vấn đề bất đồng quan điểm. Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lƣợc và quyết định kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

Điều kiện áp dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

- Về con ngƣời: Phân tích SWOT là một công cụ hữu hiệu trong hoạch định

chiến lƣợc cũng nhƣ kế hoạch của doanh nghiệp nên đòi hỏi con ngƣời phải:

+ Có kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo,

+ Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin.

+ Đƣợc đào tạo bài bản và có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh ngân hàng, luật cạnh tranh và có kiến thức thực tiễn về tình hình cạnh tranh của các ngân hàng;

+ Hiểu biết nội dung cũng nhƣ cách thức ứng dụng của mô hình SWOT.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có cơ sở thông tin dữ liệu về tình hình kinh tế,

chính trị, xã hội và đặc biệt là cơ sở dữ liệu về hoạt động của ngành nói chung và của ngân hàng cần phân tích và so sánh.

- Công nghệ: Sử dụng hệ thống máy tính có trang bị phần mềm ứng dụng văn

phòng có kết nối internet để tìm hiểu và cập nhật thông tin.

Một phần của tài liệu Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)