Kết quả và giải thích kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Kết quả và giải thích kết quả

Bảng 2.4: Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thông tin

INTGTA MB MVE LEVG VOL PRI VAR SIGR SIGVOL

Trung bình 0,020 1,498 1.751,59 0,109 154.777,79 39,779 0,00672 0,0698 180.007,31 Độ lệch chuẩn 0,041 1,037 7.589,11 0,157 225.989,19 27,008 0,02103 0,0430 247.440,03 Nhỏ nhất - 0,376 59,71 (0,000) 5.141,13 5,150 0,00167 0,0408 7.085,02 Lớn nhất 0,317 8,710 107.112,09 0,759 2.127.749,84 181,938 0,32242 0,5678 2.424.205,81 Quan sát 254 254 254 254 254 254 254 254 254

Ghi chú: ĐVT của VOL là ngàn CP, PRI là ngàn đồng Nguồn: Thống kê của tác giả

* Tỷ lệ tài sản vô hình và tổng tài sản (INTGTA): là rất thấp (0.020) nếu so với nghiên cứu của Ness và cộng sự (0.125). Do tính chất tài sản vô hình rất khó nhận biết và đánh giá nên mức độ thông tin bất cân xứng càng cao khi có tài sản vô hình càng lớn (Ness và cộng sự, 2001). Như vậy, vì tỷ lệ tài sản vô hình và tổng tài sản trên TTCK Việt Nam thấp nên mức độ thông tin bất cân xứng thấp. Tuy nhiên, theo tác giả, hiện có rất ít nhà đầu tư xem nhân tố trên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mình nên nhân tố tỷ lệ tài sản vô hình và tổng tài sản ít ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu. Về phía công ty niêm yết nói riêng và các công ty chưa niêm yết nói chung, việc đánh giá giá trị tài sản vô hình trong cơ cấu tài sản hiện vẫn chưa được xem trọng.

* Giá trị thị trường và sổ sách (MB): chỉ số này được xem là đại diện cho kỳ vọng phát triển của công ty niêm yết trong tương lai, nếu như kỳ vọng sự phát triển trong tương lai cao sẽ làm cho mức độ thông tin không cân xứng càng cao (Ness và cộng sự, 2001). Trên TTCK Việt Nam hiện nay giá trị trung bình của MB là 1,498 thấp hơn so với MB trên thị trường NYSE mà Ness và cộng sự thống kê năm 1999 (2.126). Tuy nhiên, giá trị thực tế vẫn cao hơn giá trị sổ sách 49,8%. Vì vậy có thể nhìn lướt qua MB trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những nhân tố

phản ảnh mức độ thông tin bất cân xứng cao như hiện nay. Hay nói cách khác, tác động độ nhiễu của thông tin đã làm giá trị thực tế của CP cao hơn giá trị sổ sách 49,8%.

* Giá trị thị trường của vốn cổ phần (MVE – Tỷ đồng): thể hiện độ lớn về một công ty niêm yết, công ty càng lớn càng phản ứng nhanh với thông tin (Ness và cộng sự, 2001). Có thể nói MVE là sự kết hợp của nhiều yếu tố như độ lớn, danh tiếng... của một công ty, các yếu tố này đều phản ánh khả năng tiếp cận thông tin của công ty niêm yết. Công ty càng lớn hay càng có danh tiếng thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng nắm bắt được những thông tin mới nhất khi có sự thay đổi. Trên thị trường CK Việt Nam hiện nay giá trị thị trường của vốn cổ phần của công ty thấp nhất là 59,71 tỷ đồng, của công ty cao nhất là 107.112,09 tỷ đồng và trung bình là 1.751,59 tỷ đồng. Như vậy, phần lớn các công ty trên TTCK Việt Nam có giá trị thị trường của vốn cổ phần thấp, điều này chứng tỏ độ lớn, danh tiếng… của các công ty chưa cao, khả năng tiếp cận thông tin của công ty niêm yết không cao, các nhà đầu tư khó có quyết định đầu tư đúng do thiếu thông tin.

* Tỷ số giữa nợ dài hạn từ một năm trở lên và tổng tài sản (LEVG): về lý thuyết nếu một công ty có tỷ trọng nợ trên tổng tài sản lớn, cho thấy mức độ rủi ro của công ty này cao hay tính không chắc chắn của công ty cao, tính không chắc chắn cao đồng nghĩa với thông tin bất cân xứng cao (Ness và cộng sự, 2001). Nhìn chung thì chỉ số LEVG của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM là không cao trung bình khoảng 0.109 (thấp hơn nhiều so với 0.27 trên thị trường NYSE năm 1999). Điều này chứng tỏ, mức độ rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM không cao hay tính không chắc chắn của các công ty thấp, hay thông tin bất cân xứng thấp.

* Số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình trong một ngày (VOL – Triệu CP): cổ phiếu càng ít được giao dịch thì càng có vấn đề về thông tin (Ness và cộng sự, 2001). Theo nguồn số liệu của Sở GDCK TPHCM mà tác giả thống kê, với 254 công ty được quan sát thì số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường khoảng 17.837 triệu cổ phiếu, số cổ phiếu giao dịch trung bình trong thời gian quan sát khoảng 154,8 triệu cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình chưa tới 0.86% số lượng cổ phiếu được niêm yết. Tuy nhiên, hiện tác giả vẫn chưa thấy được tỷ lệ giao dịch trung bình

một ngày chiếm bao nhiêu phần trăm mới đánh giá là trung bình, cao hay thấp nên tác giả vẫn chưa thể kết luận VOL hiện nay ở thị trường chứng khoán VN là cao hay thấp.

* Sai số của suất sinh lợi cổ phiếu (VAR), độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu (SIGR), độ lệch chuẩn của lượng giao dịch hàng ngày (SIGVOL): cả ba nhân tố này phản ảnh độ ổn định về suất sinh lợi và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Trong đó độ ổn định về suất sinh lợi càng cao thể hiện mức độ thông tin bất cân xứng thấp (Ness và cộng sự, 2001). Do sự khống chế về biên độ dao động giá (±5%) nên suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu cũng chỉ giới hạn tối đa là ±5% giá giao dịch. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng thống kê trên thì VAR và SIGR có sự biến động khá lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)