Đánh giá, phân tích luật chứng khoán hiên hành (tính hoàn hiện của chính sách,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.5.Đánh giá, phân tích luật chứng khoán hiên hành (tính hoàn hiện của chính sách,

sách, mức độ răn đe,...)

Số liệu phục vụ cho đánh giá, phân tích luật chứng khoán hiện hành là số liệu từ kết quả khảo sát 135 nhà đầu tư trong câu 7 và câu 8. Kết quả phân tích được thể hiện ở hình 2.4 và hình 2.5. 21 72 42 0 0 16% 53% 31% 0% 0%

Rất chưa hoàn thiện Chưa hoàn thiện Bình thường Hoàn thiện Rất hoàn thiện

Tỷ lệ (%) Số trả lời

Hình 2.4: Mức độ hoàn thiện của luật chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Theo đánh giá của các nhà đầu tư thông qua kết quả điều tra, đa số các nhà đầu tư đều cho rằng luật chứng khoán Việt Nam chưa hoàn thiện (72 nhà đầu tư, chiếm 53%). Ngoài ra, có đến 16% nhà đầu tư cho rằng luật chứng khoán Việt Nam là rất chưa hoàn thiện. Chỉ có 31% (42 nhà đầu tư) cho rằng luật chứng khoán Việt Nam ở mức bình thường. 27 66 39 0 3 20% 49% 29% 0% 2%

Rất chưa răn đe Chưa răn đe Bình thường Hoàn thiện Rất răn đe

Tỷ lệ (%) Số trả lời

Hình 2.5: Mức độ răn đe của luật chứng khoán Việt Nam

Về mức độ răn đe của luật chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cũng cho rằng luật này chưa răn đe (66 nhà đầu tư, chiếm 49%). Bên cạnh đó, có đến 20% nhà đầu tư cho rằng luật chứng khoán Việt Nam rất chưa răn đe. Còn lại 2% nhà đầu tư cho rằng luật này rất răn đe. Như vậy, nhìn chung mức độ răn đe của luật chứng khoán Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong đợi của các nhà quản lý cũng như nhà đầu tư.

Thực tế tình trạng đầu cơ, tính hoàn thiện và tính răn đe của luật chứng khoán hiện hành có khớp với kết quả khảo sát không ? Tác giả xin nêu ra một số hành vi vi phạm và hình thức xử phạt điển hình đã xảy ra trên TTCK Việt Nam:

Sử dụng tài khoản ủy quyền để tung hứng giá chứng khoán là một trong những chiêu thức sử dụng khá phổ biến. Các vụ thao túng giá chứng khoán liên quan đến cổ phiếu của Công ty CP sản xuất kinh doanh dược và thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV), Công ty CP quốc tế Sơn Hà (SHI), Công CP bêtông Hòa Cầm - Intimex (HCC)... là những ví dụ. Như trong vụ AMV, ông Võ Văn Trường (Đồng Nai) sử dụng hai tài khoản của mình và 10 tài khoản đứng tên người khác rồi thông đồng với ông Phạm Đình Phú (Đồng Nai) để giao dịch, tạo cung cầu ảo về cổ phiếu này suốt hai tháng.

Một chiêu thức làm giá khác từng được một số nhà đầu tư và tổ chức áp dụng là tung tin thâu tóm một doanh nghiệp để đẩy giá cổ phiếu, sau đó âm thầm bán ra cổ phiếu để bỏ túi chênh lệch giá. Vụ thao túng giá cổ phiếu DHT (Dược Hà Tây) là một ví dụ. Ông Lê Văn Dũng, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc DVD, cùng nhóm người liên quan đã âm thầm gom cổ phiếu DHT trước khi tung tin thâu tóm doanh nghiệp này, nhưng sau đó đã ào ạt bán ra cổ phiếu DHT.Tuy nhiên, người “tiên phong” trong việc sử dụng “chiêu thức” này là bà Nguyễn Kim Phượng, từng là một cổ đông lớn của Công ty CP Vật tư và vận tải ximăng (VTV) với tỉ lệ nắm giữ 8,5%. Với việc tung tin thâu tóm VTV thông qua hình thức chào mua công khai vào đầu tháng 2/2010, khi giá VTV tăng cao, bà Phượng không mua mà âm thầm bán ra VTV để thu về một khoản lợi nhuận lớn. Theo ước tính của nhiều nhà đầu tư, chỉ riêng phi vụ này bà Phượng có thể đã bỏ túi hàng chục tỉ đồng, do chênh lệch giá giữa thời điểm chào mua công khai với thời điểm bán lên tới 20.000 đồng/cổ phiếu.

Một “kịch bản” tương tự từng diễn ra với cổ phiếu của Công ty CP Thương mại dịch vụ vận tải xi măng Hải Phòng (HCT) được ông Trần Thái Hưng, một nhà đầu tư tại Nghệ An, thực hiện.

Tất cả những vụ việc trên đều bị UBCKNN phát hiện và xử phạt. Tuy nhiên, xoay quanh hình thức xử phạt của cơ quan này lại có nhiều vấn đề để quan tâm:

Thứ nhất, theo một số chuyên gia phân tích và cộng đồng nhà đầu tư, hình thức xử phạt là quá nhẹ chưa mang tính răn đe cao, phạt cho tồn tại vì lợi nhuận có được từ các vụ làm giá có thể lên tới nhiều tỷ đồng.

Ví dụ điển hình là trường hợp của cổ phiếu VTV. Tháng 3/2010, cổ phiếu VTV của CTCP Vật tư vận tải xi măng VTV tăng “dựng đứng” từ 33.000 đồng/cp lên 61.000 đồng/cp sau đó lại rớt “một mạch” về giá cũ. Sự việc của VTV lúc đó liên quan đến cổ đông lớn là bà Nguyễn Kim Phượng khi bà này nộp bản đăng ký mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV vào ngày 14/1/2010, nhưng ngày 24/3/2010, bà Nguyễn Kim Phượng đã thực hiện bán 557.800 cổ phiếu VTV vi phạm quy định về việc chào mua công khai. Ngoài ra, bà Phượng còn thực hiện hành vi tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu VTV thông đồng với 3 cá nhân khác liên tục mua, bán cổ phiếu VTV để thao túng giá cổ phiếu VTV. Tuy nhiên, tổng số tiền bà Phượng bị phạt chỉ là 170 triệu đồng. Trong khi đó lợi nhuận mà bà Phượng thu được từ vụ này, theo tính toán có thể lên đến chục tỷ đồng.

Hay gần đây nhất, sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37 hướng dẫn thi hành Nghị định 85 của Chính phủ, 3 cá nhân tham gia thao túng giá cổ phiếu MKV của CTCP Dược thú y Cai Lậy là bà Thái Thụy Tuyết Ngân, ông Nguyễn Văn Vinh và bà Đỗ Thị Thanh Thủy là trường hợp đầu tiên “nhận án phạt” với khung hình phạt cao nhất theo Thông tư 37. Mỗi cá nhân bị phạt 300 triệu đồng vì đã sử dụng 24 tài khoản để cấu kết với nhau mua bán cổ phiếu MKV từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2010, đẩy giá cổ phiếu này từ 20.000 đồng/cp lên gần 80.000 đồng/cp. Có thể thấy, mặt dù đã áp dụng khung phạt cao nhất, nhưng mức 300 triệu đồng/mỗi người là quá thấp so với những gì “đội lái” đã thu được khi đẩy giá cổ phiếu lên gấp 4 lần với khối lượng lớn.

Thứ hai, trong vấn đề xử phạt của UBCKNN không khó nhận thấy còn có sự lúng túng.

Cùng tính chất vi phạm như vụ ông Lê Văn Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông làm giá với mã chứng khoán DHT của Công ty CP Dược Hà Tây còn có nhiều vụ vi phạm tương tự khác.

Minh chứng là, trường hợp mã cổ phiếu SQC của Công ty CP khoáng sản Sài Gòn- Quy Nhơn. Đứng đằng sau mã cổ phiếu này là ông Hoàng Minh Hướng và bà Quách Thị Nga. Trong một thời gian ngắn, 2 nhà đầu tư này đã "làm giá" bằng cách đặt nhiều lệnh mua khối lượng lớn cổ phiếu SQC với giá trần hoặc sát trần trong nhiều phiên liên tục. Kết quả là mã cổ phiếu này đã lập một "kỳ tích" vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chứng khoán Việt Nam: 12 phiên liên tiếp tăng giá.Từ giá trị 81.000 đồng/CP, nhiều thời điểm SQC đã tăng tới 159.800 đồng/CP. Sau khi sự bất thường bị phát hiện, các nhà đầu tư đã “sốc” khi biết rằng nhà máy của SQC đã ngưng hoạt động, mỗi tấn titan làm ra doanh nghiệp sẽ lỗ 57 USD…

Trường hợp nữa, vụ thao túng, làm giá, gây nhiều bức xúc nhất là vụ nhà đầu tư Nguyễn Kim Phượng chào mua công khai 1,3 triệu CP VTV của Công ty CP Vật tư và Vận tải xi măng như đã đề cập ở trên.

Trong khi ông Lê Văn Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông bị trách nhiệm hình sự, ba nhà đầu tư còn lại ông Hoàng Minh Hướng, bà Quách Thị Nga và Nguyễn Kim Phượng chỉ bị xử phạt hành chính. Rõ ràng cùng một hành vi thao túng, làm giá mà xử lý hành chính cũng được mà xử lý hình sự cũng “ổn” thì không thể ngăn chặn được những tiêu cực, không thể chặn được hiện tượng làm giá trên thị trường.

Tóm lại, những trường hợp điển hình trong thời gian gần đây, như đã nêu ở trên, phần nào đã chứng minh được đánh giá của các nhà đầu tư qua kết quả khảo sát khớp với thực tế diễn ra trên TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 45)