5. Kết cấu của đề tài
1.4.1.9 Sự phản ứng quá mức/quá thận trọng (overreaction/underreaction)
Sự phản ứng quá mức (overreaction) xảy ra khi các cổ phiếu có sự tăng giá mạnh ở thời điểm hiện tại sẽ giảm giá mạnh trong tương lai và ngược lại (De Bondt và Thaler, 1985). Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận bất thường (lợi nhuận cao hơn mức bình quân chung của thị trường) bằng cách thiết lập các chiến lược kinh doanh “ngược” (contrarianstrategy). Còn sự phản ứng quá thận trọng (underreaction) xảy ra khi các cổ phiếu tăng giá ở thời điểm hiện tại sẽ tiếp tục tăng giá trong tương lai và ngược lại.
Năm 2009, Mayank Joshipura đã tiến hành một nghiên cứu tựa đề: Liệu thị trường chứng khoán phản ứng thái quá chăng? Những tài liệu nghiên cứu sự hiện diện của lợi nhuận trái ngược ở thị trường chứng khoán Ấn Độ. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu lợi nhuận hàng tháng của các công ty niêm yết trên NSE trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2008. Các kết quả cho thấy một bằng chứng về lợi nhuận thuận (momentum profits) trong một khoảng thời gian ngắn từ sáu tháng đến một năm, trong khi đó lợi nhuận trái ngược (contrarian returns) thì hiển nhiên trong giai đoạn thử nghiệm dài hơn ba năm. Trong nghiên cứu này người ta cũng nhận thấy một điều rằng: sự hiện diện của lợi nhuận thuận và lợi nhuận trái ngược là không thể kết hợp cùng nhau chỉ bằng những sự điều chỉnh của nhân tố rủi ro (nghĩa là không thể chỉ bằng thay đổi nhân tố rủi ro mà ta có thể làm cho sự tồn tại của dạng này suy yếu dần và thay vào là dạng đối lập). Nghiên cứu này cung cấp đầy đủ bằng chứng chống lại hình thức yếu kém của thị trường hiệu quả - nó cho là lợi nhuận ở cấp cao không thể nào thực hiện bằng chiến lược đầu tư dựa trên những dữ liệu lịch sử và nếu có thu được lợi nhuận như vậy thì có thể đó chỉ là một sự bù đắp cho sự chấp nhận những rủi ro cao hơn. Nghiên cứu xác nhận những giải thích hành vi của sự phản ứng thái quá bởi những hoạt động của những thương gia theo chiến lược đầu tư thuận – mua CP tốt & bán CP xấu (momentum traders) hệ quả dẫn tới sự đảo ngược trong thời gian dài như
được giải thích bởi Hồng và Stein. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với giả thuyết phản ứng thái quá của De Bondt và thaler và lợi nhuận thuận trong ngắn hạn dẫn đến lợi nhuận trái ngược như tài liệu của Jegadeesh và Titman. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về phản ứng thái quá đã dẫn lợi nhuận đầu tư thuận trong ngắn hạn tiếp theo lợi nhuận trái ngược trong đầu tư dài hạn.