Một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Để có số liệu phân tích một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Trong 150 mẫu khảo sát được phát ra, tác giả thu được 148 mẫu và sau khi xử lý dữ liệu, loại bỏ số mẫu chưa hợp lý, tác giả thu được 135 mẫu có giá trị. Kết quả phân tích câu 04 và câu 05 được thể hiện ở hình 2.3 và bảng 2.2.

0 6 54 63 12 0% 4% 40% 47% 9% Rất không tự tin Không tự tin Bình thường Tự tin Rất tự tin Tỷ lệ (%) Số trả lời

Hình 2.3: Mức độ tự tin của nhà đầu tư

Hình 2.3 phản ánh sự tự tin của các nhà đầu tư trên sàn GDCK TP.HCM. Có đến 63 nhà đầu tư, chiếm 47% trong tổng số nhà đầu tư tham gia phỏng vấn thể hiện sự tự tin của mình, ngoài ra có 12 người thể hiện rất tự tin về bản thân (chiếm 9%). Còn lại 40% thể hiện bình thường và 4% không tự tin. Như vậy, nhìn chung các nhà đầu tư thể hiện sự tin tưởng về bản thân họ.

Trong năm 2006, chúng ta chứng kiến sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới được lặp lại hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đến nỗi nó tạo nên một tương lai màu hồng có vẻ quá chắc chắn của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, dẫn đến sự phản ứng thái quá của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hành vi phản ứng thái quá của các doanh nghiệp thể hiện ở việc huy động vốn ồ ạt của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Việc huy động vốn ồ ạt dẫn đến đầu tư quá mức thậm chí là đầu tư vào các dự án không tạo ra giá trị gia tăng, nguy hiểm hơn là tiền huy động được từ các đợt phát hành lại đổ ngược vào thị trường chứng khoán.

Phản ứng thái quá của nhà đầu tư thể hiện ở sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư mới tham giá thị trường. Giai đoạn thị trường tăng mạnh cũng là giai đoạn mà lượng tài khoản nhà đầu tư tăng nhanh, trên HOSE lượng tài khoản nhà đầu tư tăng từ 13.520 tài khoản năm 2002 lên 106.393 tài khoản năm 2006 và 349.402 tài khoản vào năm 2007 (theo báo cáo thường niên HOSE 2008), trong đó tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm 99% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư trên thị trường.

Bảng 2.2: Thống kê về sự thay đổi niềm tin Thay đổi niềm tin Số trả lời Tỷ lệ (%)

Có thay đổi niềm tin 75 56%

Không thay đổi niềm tin 60 44%

Tổng 135 100%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Bảng 2.2 thể hiện sự thay đổi niềm tin của nhà đầu tư. Trong 135 người tham gia trả lời phỏng vấn thì có 75 người có thay đổi niềm tin của mình (chiếm 56%), 60 người không thay đổi niềm tin (chiếm 44%). Trong môi trường kinh doanh tài chính luôn biến động, tuy nhiên lại có đến 44% số nhà đầu tư không thay đổi niềm tin của mình, điều này chứng tỏ niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư.

Sau khi đạt đến đỉnh điểm vào đầu tháng 3 (1.170,67 điểm vào ngày 12/03/2007), VNIndex lần đầu tiên điều chỉnh giảm xuống mức gần 905,53 điểm vào ngày 24/04/2007. Tuy nhiên, dường như nhà đầu tư vẫn kiên định trong niềm tin của mình rằng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tốt, nên những thông tin bất lợi cho thị trường (chẳng hạn như chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 quy định về kiểm soát quy mô chất lượng cho vay đầu tư chứng khoán để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, diễn đàn Đầu tư Việt Nam lần thứ hai do nhà tổ chức hội nghị và sự kiện Euromoney Conferences (Anh) phối hợp với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức, trong đó các chuyên gia công bố báo cáo cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng quá nóng, HSBC công bố báo cáo cho rằng VNIndex cuối năm 2007 chỉ ở mức khoảng 900, Merrill Lynch công bố thông tin sẽ chuyển hoàn toàn vốn đầu tư sang thị trường Trung Quốc vì lo ngại thị trường Việt Nam xấu đi…) cũng chỉ có tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong một thời gian ngắn, thể hiện ở đợt điều chỉnh giảm của VNindex xuống dưới mức 1000 điểm chỉ diễn ra trong vòng một vài phiên. Trong khi đó thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết vẫn được giới đầu tư đánh giá là khả quan (mặc dù nhiều báo cáo đã thể hiện sự bất ổn), nhà đầu tư hầu như vẫn phản ứng mạnh với những thông tin tốt mà chậm phản ứng thậm chí là lờ đi những thông tin xấu, có thể thấy không có tổ chức đầu tư hay ý kiến của nhà phân tích nào khiến họ thay đổi niềm tin rằng thị trường đã bị định giá quá cao hay giá của hầu hết các cổ phiếu đã vượt xa giá trị cơ bản. Những điều này thể hiện niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 40)