Dự báo sự thay đổi xu thế mới của môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy nhôm đông anh trên thị trường (Trang 49 - 52)

1.1. Môi trường bên ngoài.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với việc nhà nước ta có những định hướng đúng đắn trong việc xây dựng nền kinh tế mở. Nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước đã và đang có những thành công đưa đất nước ta dần dần phát triển cùng với thế giới. Để có được một môi trường kinh doanh ổn định, cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi rất nhiều vào các yếu tố sau:

1.1.1. Môi trường chính trị - xã hội.

Việt Nam ta định hướng là đi theo con đường XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hướng đi này đã có những tác dụng rõ rệt. Hiện tại, môi trường chính trị – xã hội của ta tương đối ổn định. Trong nước chỉ có một Đảng, không có sự tranh quyền lãnh đạo giữa các Đảng phái như trên thế giới. Đường lối chính của Đảng và chính phủ là mở cửa, tiếp thu văn hoá khoa học tiến bộ của thế giới đồng thời giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, “hoà nhập chứ không hoà tan”. Vì thế nhà máy sẽ có những cơ hội học tập và ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Qua đó nâng cao kỹ năng quản lý cũng như kỹ năng sản xuất, giữ vững và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.

1.1.2. Môi trường pháp luật.

Các bộ luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật thuế… đã và đang được các cơ quan chức năng hoàn thiện và xây dựng mới. Vì thế môi trường này chắc chắn là chưa ổn định mà có rất nhiều thay đổi trong thời gian tới. Vì thế nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà máy nhôm Đông Anh. Hiện nay, nhà nước đã ra những bộ luật để kìm hãm sự chèn ép của các doanh nghiệp nước ngoài như hàng rào thuế quan, hạn nghạch… Nhưng không phải có những biến động. Nước ta đã hội nhập vào AFTA, WTO,… vì thế chắc chắn pháp luật phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Nhất là luật thuế VAT (giá trị gia tăng) đã có những ưu việt hơn cho nhà kinh doanh so với luật thuế cũ. Tình trạng buôn lậu, tham ô lạm phát cũng đang được nhà nước quan tâm và đề ra những bộ luật nghiêm trị đích đáng.

1.1.3. Môi trường kinh tế.

Trong mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta đã tăng lên, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, người tiêu dùng có những đòi hỏi mới. Đứng trước tình trạng cơ sở hạ tầng, giao thông thấp kém do chiến tranh để lại, nhà nước ta đã có những chính sách cải tạo nâng cấp để theo kịp mức sống ngày càng cao của người dân. Các khu đô thị mới dần được quy hoạch và đưa vào hoạt động hết. Về giao thông đường bộ, đường thuỷ cũng như hàng không được nâng cấp cải tạo một cách nhanh chóng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển hơn và mở ra các hướng kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Với sự xâm nhập của các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới vào Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp phải nhưng khó khăn lớn. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Nhà máy đang phải đứng trước các đối thủ cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… tại Việt Nam. Vì thế nhà máy phải có những chính sách thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Việc hội nhập nền kinh tế sẽ mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho nhà máy. Về cơ hội: nhà máy sẽ học hỏi được các kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh; mở rộng thị trường ra các nước thuộc khu vực… Song song với các cơ hội đó là sự phát sinh của những thách thức lớn như nhà máy phải cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt hơn, dễ dẫn đến thất bại nếu như nhà máy không có các quyết định kinh doanh đúng hướng và kịp thời.

1.1.4. Môi trường công nghệ.

Môi trường công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực điện tử. Ngày nay, hầu hết các thiết bị máy móc đều được điện tử hoá. Có những thiết bị điều khiển tự động. Sự trợ giúp của máy móc đã làm cho năng suất tăng lên đáng kể. Hầu hết thiết bị máy móc của nhà máy là các dây chuyền diện đại hàng đầu thế giới. Trong tương lai nhà máy cần phải tăng sản lượng để phù hợp với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng. Phải đưa những tiến bộ của khoa học vào công việc sản xuất của nhà máy. Đứng trước môi trường không ổn định này nhà máy phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Do đó, nhà máy phải có những điều chỉnh thích hợp.

1.1.5. Môi trường cạnh tranh.

Có thể đưa ra nhận xét chung, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là rất khốc liệt. Không những thế, nó có khả năng mang tính huỷ diệt những doanh nghiệp có khả năng kém về tài chính, năng lực quản lý, công tác marketing. Nhà máy chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vì thế, để cạnh tranh về giá cả thì nhà máy phải cố gắng hết mình. Bởi vì cạnh tranh chủ yếu ở nước ta hiện nay là cạnh tranh về giá. Người tiêu dùng nước ta rất nhạy cảm về giá. Các đối thủ quốc tế họ

có khả năng tài chính ổn định nên việc quảng cáo khuyếch trương sản phẩm rất rầm rộ, ngoài quảng cáo qua appich, panô, tạp chí, triển lãm, họ còn quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo đại chúng như trên tivi, trên các màn điện tử lớn tại các trục đường chính của các thành phố…

Nhà máy chỉ có ít đại lý bán hàng tại 2 tỉnh miền Trung và Nam vì thế việc phân phối, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh quốc tế luôn tìm kiếm mở rộng đại lý giới thiệu và bán sản phẩm của mình. Họ thu hút các đại lý lớn bằng % hoa hồng cao, các chính sách đãi ngộ đặc biệt như cho đi thăm quan các quốc gia của họ (họ chịu mọi phí tổn). Vì thế, họ đã thu hút lấy được cảm tình của người đại lý. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, nhà máy đã xây dựng được hình ảnh của mình đó là chuyên cung cấp các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo công trình đến cùng (chịu trách nhiệm cuối cùng đối với sản phẩm). Tuy nhiên nhà máy cũng chưa đủ khả năng đánh bật các đối thủ. Do đó, nhà máy vẫn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, buộc nhà máy phải luôn cố gắng hoàn thiện tốt hơn nữa việc định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu.

1.2 . Môi trường bên trong.

Ngoài những nhận biết sự thay đổi của môi trường bên ngoài nhà máy thì sự thay đổi của chính nhà máy cũng có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển và tồn tại của mình. Môi trường bên ngoài có tốt, trong khi đó bản thân nhà máy không có khả năng đáp ứng được (thuận lợi) thì cũng không hiệu quả. Vì thế, nhà máy phải luôn có những chính sách, phương hướng về sự chuyển mình của nhà máy. Cụ thể nhà máy phải đánh giá được năng lực tài chính của mình như thế nào? Năng lực sản xuất và tiêu thụ ra sao?

1.2.1. Năng lực tài chính.

Để thành công trên thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt thì nhà máy phải có nguồn tài chính lớn và ổn định. Trong tương lai nhà máy có thể tăng được nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất cũng như chiếm lĩnh thị trường. Nhà máy có nhiều kế hoạch như vay ngân hàng, huy động nguồn vốn từ chính cán bộ công nhân viên tại nhà máy, và đặc biệt là sự ưu đãi của Nhà nước cho ngành công nghiêp cơ khí. Bên cạnh đó, nhà máy đã xây dựng và cho thuê một số gian hàng ngay tại cổng nhà máy để tăng thêm nguồn vốn. Như vậy, nếu nhà máy có thêm nguồn vốn và đủ mạnh thì nhà máy sẽ có đủ điều kiện nâng cấp và mua mới các thiết bị sản xuất có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, làm tốt hơn nữa việc định vị sản phẩm của nhà máy, giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, thu hút được khách hàng mới mua sản phẩm của mình.

1.2.2. Năng lực sản xuất.

Hiện nay, về tay nghề công nhân viên, nhà máy có thể yên tâm ( Bậc thợ trung bình toàn nhà máy là 5,4 ) nhưng nhà máy sẽ có những sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất đó là đưa cơ khí tự động hoá vào sản xuất. Vì thế, nhà máy đã có những chính sách đào tạo đội ngũ công nhân viên như cho đi học nâng cao tay nghề, cho đi lao động nước ngoài để tiếp thu những kỹ thuật khoa học công nghệ của họ …

Về tổ chức: ban lãnh đạo của nhà máy là những người có tầm nhìn xa. Họ đã thích nghi được với môi trường của nền kinh tế mới - kinh tế thị trường. Ban lãnh đạo của nhà máy đã có những phương án thay đổi lại kết cấu phòng ban, nhân sự để nhà máy có thể hoạt động được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy nhôm đông anh trên thị trường (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w