Đối thủ cạnh tranh của nhà máy

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy nhôm đông anh trên thị trường (Trang 42 - 44)

II. Hiện trạng việc định vị sản phẩm của Nhà máy Nhôm Đông Anh

2.4.1. Đối thủ cạnh tranh của nhà máy

Các công ty cạnh tranh trên thị trường đều phải chịu sức ép của cạnh tranh. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện cực kỳ quan trọng để có thể lập được kế hoạch Marketing có hiệu quả. Nhà máy phải thường xuyên so sánh các sản phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mại của mình với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó mà nhà máy có thể phát hiện được những nhu cầu mới hay ưu thế và bất lợi của mình trong môi trường cạnh tranh đó. Từ ấy có thể tung ra những đòn tiến công chính xác hơn vào các đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn trước các tiến công lại của họ..

Đối thủ Tungkuang hiện nay đang là đối thủ dẫn đầu trên thị trường với mức tiêu thụ ước khoảng 557 tấn/tháng/31 tỉnh, với hai thương hiệu là Tungkuang và Tài việt, chiếm khoảng 30% thị phần các tỉnh được điều tra.

Đối thủ xếp thứ hai với thị phần lớn là Tung shin với mức tiêu thụ khoảng 422 tấn/tháng/31 tỉnh, chiếm khoảng 23% thị phần các tỉnh được đìêu tra.

Xếp sau lần lượt là các đối thủ khác như:

- YNG hua với sản lượng là 301 tấn/tháng/31 tỉnh, chiếm khoảng 16% thị phần các tỉnh được đìêu tra.

- Asean với sản lượng 241 tấn/tháng/31 tỉnh, chiếm khoảng 13% thị phần được điều tra.

- Shalumi 183 tấn/tháng/31 tỉnh chiếm khoảng 10% thị phần các tỉnh được điều tra.

Các thương hiệu của các đối thủ khác trong nước có mức tiêu thụ nhỏ lẻ như Hal, consevco, Vijalco, Coma,... với mức thị phần nhỏ.

Theo số liệu điều tra ban đầu, sơ bộ có thể phân loại sản phảm của các đối thủ thành những nhóm sau:

Nhóm có chất lượng cao gồm: Tungkuang, Tungshin, Vijalco, Hal Nhóm có chất lượng trung bình như: Asean, Tài việt, Shalumi, Coma

Nhóm có chất lượng thấp như: YNG Hua, Taiwan, Thành long ADA, Tiger Alwin

Theo sự phân nhóm trên thì các chủng loại sản phẩm của các đối thủ xếp ở nhóm thứ nhất thường được tiêu thụ ở các thị trường có mức phát trỉên cao

Các loại sản phẩm ở nhóm thứ hai và thứ ba thường được tiêu thụ ở các thị trường có mức thu nhập thấp

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế của công ty chủ yếu là Trung Quốc. Hàng Trung Quốc đưa vào nước ta qua con đường nhập lậu rất nhiều, vì thế giá thành của chúng rất thấp so với giá của nhà máy. Bên cạnh đó hàng hoá của Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, mẫu mã đẹp. Họ có các chính sách rất ưu đãi đối với các đại lý như phần trăm hoa hồng bán sản phẩm rất cao, cho đi tham quan Trung Quốc… Các đối thủ quốc tế của nhà máy đã và đang xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường Việt Nam thông qua các cuộc tài trợ hàng công nghiệp .

Đứng trước các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như vậy, nhà máy nhôm Đông Anh đã tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm của nhà máy so với đối thủ cạnh tranh. Để cạnh tranh được với các đối thủ cạnh trong nước và quốc tế. Nhà máy đã có các biện pháp tiến hành giảm chi phí sản xuất bằng cách:

- Ổn định nguồn lực tài chính: Công ty đã được Tổng công ty Licogi bảo trợ về vốn và có những chính sách ưu tiên vay vốn ngân hàng.

- Giảm giá mua vật tư: Vật tư chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường nguyên vật liệu. Do đó để hạn chế điều này, nhà máy mạnh dạn ký các hợp đồng mua hàng dài hạn với khối lượng mỗi lần mua lớn hơn để được hưởng chính sách ổn định về giá và ổn định nguồn hàng.

- Đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất để tăng số sản phẩm sản xuất ra trong cùng một lần sản xuất.

- Tận dụng tối đa khả năng các thiết bị còn lại của nhà máy.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy nhôm đông anh trên thị trường (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w