Nguyên vật liệu không những được phản ánh qua số lượng mà còn biểu hiện bằng giá trị để giúp kế toán ghi sổ và tổng hợp các chi tiết có liên quan đến NVL. Vì vậy, NVL khi nhập hoặc xuất đều phải dựa trên các chứng từ ban đầu. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng trong sản xuất chủ yếu mua từ bên ngoài và do bộ phận cung ứng
đảm nhận. Giá vật liệu nhập kho được tính theo từng nguồn nhập: Nhập khẩu và mua trong nước:
Trường hợp nhập khẩu
Đối với các loại vật liệu được mua từ nước ngoài, trị giá thực tế hàng nhập kho được tính:
Ví Dụ 1: Trong tháng 09/2008, Công Ty Dệt Hà Nam nhập khẩu 1 lô hàng nguyên liệu Bông Nguyên Cao Thấp theo hóa đơn: S - 2770 + INVOI 7970 ngày 06/09/2008 của Công ty DUNAVANT ENTERPRISES.INC
Căn cứ vào tờ khai số 14638 và phiếu nhập kho sốNBXC01/09 . Trị giá hàng nhập khẩu sẽ là:
139.605,88kg x 1,57517USD x 16.610VND/USD + 59.360.000 + 30.000=3.711.978.719đ
Trường hợp mua trong nước
Giá thực tế vật liệu nhập kho tại Công ty trong trường hợp này bao gồm: - Giá mua nguyên vật liệu theo hóa đơn
- Cộng các khoản chi phí thu mua (bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản…) - Trừ các khoản giảm giá (nếu có)
Ví Dụ 1: Trong tháng 09/2008, bộ phận vật tư có kế hoạch mua vật tư, theo hóa đơn thuế GTGT số 63219 ngày 25/09/2008 giữa Công ty Vũ Minh bán cho Công Ty Dệt Hà Nam một sợi dây đai tiếp tuyến 97470 với đơn giá ghi trên hóa đơn là 9.507.362đ (giá này đã bao gồm thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển do Công ty Vũ Minh chịu.
Vậy theo ví dụ trên thì giá thực tế nhập kho = 8.643.056đ
Trị giá vốn thực tế nhập kho vật liệu nhập khẩu = Giá thanh toán ghi trên hóa đơn (CIF) + thuế nhập khẩu + Các khoản phí, lệ phí nhập khẩu + cước phí vận chuyển + các chi phí khác
Công thức tính trị giá thực tế nhập kho phụ tùng thay thế = Giá ghi trên hóa đơn (chưa có thuế GTGT) + cước phí vận chuyển + các chi phí khác phát sinh (nếu có)