Phân loại và đánh giá vật liệu tại Công Ty Dệt Hà Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam" doc (Trang 37 - 38)

Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết NVL, phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Công ty tổ chức phân loại NVL, dựa trên đặc thù hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Vật liệu mà Công ty sử dụng và được chia thành các loại chủ yếu sau:

Bông có nhiều loại như: Bông Nguyên Cấp Thấp, Bông Nguyên Cấp Cao, Bông Tây Phi, Bông Mỹ, Bông Brazil, Bông Việt Nam…

Xơ: Có Xơ Staple, Xơ Polyster,…

- Vật liệu phụ: Là loại vật liệu phụ có tác dụng nhất định trong quá trình sản

xuất như: Túi ni lông, bao bì đóng gói….

- Vật tư, phụ tùng thay thế như: Biến tần, dây đai, lò xo lá, nắp mối nối,

Atomat…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Tôn, thép, đá cát 350, que hàn phi 3…

- Nhiên liệu, các loại nhiên liệu thường dùng: Xăng, dầu…

- Phế liệu: Bông phế, sợi rối…

Tại Công ty toàn bộ số vật liệu trên lại được phân chia và quản lý theo các kho như kho vật liệu chính, kho vật liệu phụ tùng, kho phế liệu. Hệ thống kho NVL của Công ty được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển NVL từ khi nhập về đến khi xuất dùng để sản xuất.

Lập danh điểm vật tư

Để quản lý thứ vật tư, Công ty đã lập các danh mục NVL, đã được mã hóa trên máy vi tính đến từng danh điểm. Các danh điểm này kết hợp với tài khoản hàng tồn kho (TK152) sẽ tạo ra hệ thống chi tiết từng vật tư, khi nhập dữ liệu, kế toán nhất thiết phải chỉ ra được danh điểm vật tư để tăng cường tính tự hoạt động và chính xác của thông tin.

Với cách phân loại như trên sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý vật tư của Công ty được đảm bảo một cách chặt chẽ, chính xác nhanh chóng đáp ứng kịp thời phục vụ cho công tác vật tư tại Công ty như kiểm kê, kiểm tra tình hình biến động vật tư hàng ngày…

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam" doc (Trang 37 - 38)