Tự đánh giá: Đạt tốt.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 73 - 75)

III- TỰ ĐÁNH GIÁ:

5- Tự đánh giá: Đạt tốt.

Tiêu chí 12- Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT.

a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học trên lớp và các hoạt động của nhà trường;

b) Xây dựng và thực hiện quy định về ứng xử văn hoá trong nhà trường; c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục về kỹ năng sống của học sinh;

1- Mô tả hiện trạng:

- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình. [H4.04.12.01]

- Tạo cho học sinh phong cách sống lành mạnh, an toàn.

- Đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng phong trào: Đôi bạn cùng tiến ... nhằm xây dựng tình đoàn kết và trách nhiệm trước cộng đồng. [H4.04.12.02]

- Rèn cho học sinh tác phong sống, vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, .... Chú trọng hoạt động thể dục nội khoá, thể dục giữa giờ và các trò chơi dân gian, trò chơi ngoại khoá, ...

+ Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu các trò chơi dân gian và đưa vào trong các giờ hoạt động ngoại khoá, thể dục giữa giờ, các giờ ra chơi cho học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình, tạo không khí thư giãn cho các em sau mỗi tiết học và thực sự giúp ích cho việc hoạt động thể chất, tạo ra sự năng động trong môi học sinh.

- Tổ chức phong trào thực hiện nếp sống văn hoá cho học sinh, coi trọng công tác Giáo dục HĐNGLL (mỗi tháng 1 buổi) kết hợp theo chủ đề.

- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác giáo dục đạo đức. [H4.04.12.03]

2- Điểm mạnh:

- Mọi CBGV đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh qua chương trình chính khoá và qua các hoạt động xã hội.

- Trong các giờ lên lớp ở tất cả các môn cũng như trong các hoạt động xã hội. CBGV đã quán triệt và thực hiện yêu cầu rèn kỹ năng sống cho học sinh.

- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đã tạo được sự đồng thuận và phối kết hợp của cha mẹ, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn đội....

- Học sinh được thu hút vào hoạt động này khác hấp dẫn làm giảm đi các hoạt động tiêu cực trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.

- Tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên, các chuẩn mực của học sinh, của đội viên dần được bổ sung và hoàn thiện.

3- Điểm yếu:

- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh còn đang dừng ở mức độ nhất định, chưa tạo được ý thức và thói quen việc làm thường xuyên của CBGV.

- Điều kiện CSVC, phương tiện và thời gian, vật chất dành cho nội dung này còn bất cập.

- Tệ nạn xã hội và môi trường giáo dục ngoài nhà trường vẫn còn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.

4- Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình. Trong nhà trường có xây dựng đủ các nội quy, quy định được trang trí đến từng lớp, từng khu vực đảm bảo cho học sinh dễ nhớ, dễ nhìn nhằm giáo dục các em sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp.

- Rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

- Rèn cho học sinh tác phong sống, vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu ban đầu cho việc phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, .... được gắn vào các giờ hoạt động ngoại khoá và các giờ thể dục.

- Tổ chức phong trào thực hiện nếp sống văn hoá cho học sinh, coi trọng công tác Giáo dục HĐNGLL (mỗi tháng 1 buổi) kết hợp theo chủ đề.

- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác giáo dục đạo đức.

- Kiên trì quan điểm giáo dục toàn diện, không xem nhẹ mặt giáo dục nào. - Chỉ đạo thực hiện nghiệm túc chương trình giáo dục công dân, các chương trình hoạt động giáo dục như: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, chào cờ, giao ban; sơ kết tuần, sinh hoạt đội TNTP HCM, duyệt đội, .... Đặc biệt là chương trình và tài liệu: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Phần bắt buộc và phần tự chọn với thời lượng 2tiết/tháng (thực hiện vào một buổi chiều của tuần thứ 2 hàng tháng), giáo dục Pháp luật, TTATXH, ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục dân số, giáo dục môi trường.

- Coi trọng khâu rèn kỷ cương nề nếp, lao động, trật tự kỷ luật, lễ tiết trường học, tinh thần vượt khó, tính trung thực,...

- Củng cố tổ chức giáo viên chủ nhiệm lớp, Đội TNTP, đội sao đỏ, chi hội, đưa các tổ chức này vào hoạt động có nề nếp, chất lượng hiệu quả.

- Triển khai học tập quán triệt đầy đủ và đồng bộ các văn bản như: Nội qui, nhiệm vụ và 5 điều cấm đối với học sinh.. ( Điều lệ trường phổ thông )

- Tổ chức ký cam kết thực hiện các nội dung văn bản trên, cam kết phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông...

- Khai thác và vận dụng sáng tạo 6 loại hình hoạt động (hoạt động xã hội chính trị, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động TDTT, hoạt động KHKT, hoạt động lao động công ích, hoạt động vui chơi giải trí) và 3 loại hình hoạt động (Gồm: tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, ngày hoạt động cao điểm trong tháng) của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Xây dựng củng cố bổ sung các nội dung tư liệu, các kỷ vật của phòng truyền thống, phòng đội, ... Phát huy tác dụng giáo dục.

- Làm tốt việc xếp loại đạo đức học sinh từng tháng, từng giai đoạn, từng kỳ, duyệt với hiệu trưởng ...

- Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trường học:

+ Trưởng ban: Đ/c Âu Văn Nghị – Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng. + Phó ban: Đ/c Nguyễn Thị Kim Hạnh – CTCĐ.

Đ/c Trần Viết Tuyến - Bí thư chi đoàn. + Các uỷ viên: - Đ/C Nguyễn Công Khai – Tổng phụ trách đội - Đ/c Đỗ Đình Dung- Trưởng Ban ĐD cha mẹ HS.

- 6 thầy cô chủ nhiệm của 6 lớp. Nhiệm vụ của ban:

Xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức giáo dục, triển khai và tổ chức thực hiện. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỉ luật kịp thời.

- Làm tốt việc bình xét xếp loại học sinh hàng tháng, học kỳ và cả năm học, biểu dương tuyên dương gương người tốt việc tốt.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w