Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 27 - 39)

III- TỰ ĐÁNH GIÁ:

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;

b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của trường.

1. Mô tả hiện trạng

- Hội đồng nhà trường có 7 thành viên do đồng chí hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ là chủ tịch hội đồng. Có thư ký hội đồng là thư ký tổng hợp của nhà trường họp mỗi năm họp 2 lần, hội đồng có nhiệm vụ thảo luận thống nhất các công việc, các chỉ tiêu giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường [H2.02.02.01]

- Hội đồng nhà trường có nhiệm vụ quyết định về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường, quyết định về nguồn sinh lực, các vấn đề tài chính và tài sản của nhà trường, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.[H2.02.02.02]

- Sau mỗi học kỳ có Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá công tác của Hội đồng trường và triển khai các định hướng mới.[H2.02.02.03]

2. Điểm mạnh

- Dưới sự chỉ đạo của đồng chí chủ tịch hội đồng trường thì hoạt động trường hoạt động thường xuyên.

- Hội đồng trường bàn bạc dân chủ và ra được các kế hoạch, định hướng phát triển nhà trường.

3. Điểm yếu: không

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Sau 1 năm kiện toàn lại tổ chức hội đồng trường 1 lần và điều chỉnh các thành viên của hội đồng trường khi có sự thay đổi chuyên môn công tác.

- Tiếp tục đôn đốc hoạt động của hội đồng trường để tổ chức này đi vào hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành khác.

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua và khen thưởng, có thành phần và hoạt dộng theo các quy định hiện hành;

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Hàng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.

1. Mô tả hiện trạng

- Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường hàng năm kiểm tra nhiệm vụ xét duyệt thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh từng học kỳ và mỗi cuối năm học theo các tiêu chí ban hành của ngành và nghị quyết của hội đồng sư phạm nhà trường.[H2.02.03.01]

- Hội đồng kỷ luật giáo viên và học sinh được thành lập khi cần thiết giải quyết công việc. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng kỷ luật xử lý vụ việc theo đúng điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành.[H2.02.03.02]

- Sau mỗi năm học có đánh giá hoạt động của công tác thi đua khen thưởng. [H2.02.03.03]

2. Điểm mạnh

- Công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh của nhà trường hoạt động thường xuyên đánh giá công minh, công khai trước hội đồng sư phạm nhà trường.

- Hàng năm có điều chỉnh và tuân thủ theo quy định hiện hành.

- Hội đồng kỷ luật thực sự làm việc công tâm, là nơi giáo dục học sinh chậm. tiến, học sinh cá biệt hiệu quả nhất.

3. Điểm yếu: không

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hàng năm kiện toàn lại tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng của nhà trường.

- Điều chỉnh các tiêu chí thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng năm học.

- Tổ chức cho CBGV, CNVC tổ chức học tập và thảo luận về các tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học khi học tập nhiệm vụ năm học.

- Tạo cho CBGV, CNVC trong nhà trường không khí thi đua tích cực không mang tính chất ganh đua.

- Cuối mỗi năm học đều đánh giá tổng kết xếp loại cụ thể cho từng CBGV, CNVC trong trường và bình xét đề nghị cấp trên khen thưởng theo đúng công văn hướng dẫn của ngành và của cấp trên.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng.

a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn;

b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường có hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quyết định thành lập (gọi là ban liên tịch) có 7 thành viên. Thành phần gồm: ban giám hiệu, văn phòng, thủ quỹ , kế toán, tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn, tổng phụ trách đội, công đoàn. Có quy định rõ ràng về nhiệm vụ và thời gian mỗi kỳ họp là sau 2 tháng hoặc triệu tập khi cần thiết.[H2.02.04.01]

- Trong mỗi kỳ họp hội đồng tư vấn đã có ý kiến góp ý bổ sung tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt các quyết định thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình. [H2.02.04.02]

- Sau mỗi năm học Hiệu trưởng có đánh giá hoạt động của Hội đồng tư vấn. [H2.02.04.03]

2. Điểm mạnh

- Các ban tư vấn được thành lập đúng năng lực, đúng thành phần do Hiệu trưởng quyết định thành lập.

- Với trách nhiệm của mỗi trưởng bộ phận, tổ chức, các thành viên trong hội đồng tư vấn thẳng thắn, sáng tạo đưa ra các ý kiến có tính thuyết phục và khả thi.

3. Điểm yếu:

- Năng lực hoạt động của một số thành viên còn hạn chế, thiếu mạnh dạn nên hiệu xuất chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì và kiện toàn tổ chức của hội đồng tư vấn.

- Trong mỗi kỳ họp của hội đồng tư vấn luôn phát huy tính dân chủ, nghiêm túc phê bình và tự phê bình đảm bảo quy chế dân chủ trong cơ quan.

- Hàng năm đều tổng kết đánh giá lại những hoạt động đã làm.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ thưo quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường có 2 tổ chuyên môn: tổ TN; Tổ XH. Tổ Chuyên tổ chuyên môn có kế hoạch công tác cụ thể (của riêng từng tổ) triển khai theo từng tháng dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường. 3 tổ chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao theo đúng quy định theo đúng quy định của điều lệ của trường trung học. [H2.02.05.01]

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần về các hoạt động phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ: hoạt động hội giảng các cấp (cấp trường, , huyện, ), hội thảo chuyên môn và các chuyên đề.[H2.02.05.02]

- Sau một tháng hoặc sau từng giai đoạn rà soát lại các công việcđã làm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của từng tổ chuyên môn. Ví dụ: sau mỗi giai đoạn kiểm tra khảo chất lượng giảng dạy, chất lượng học sinh giỏi, kết quả hội giảng, hội thảo của từng giáo viên sau đó xếp loại thi đua.[H2.02.05.03]

2. Điểm mạnh:

- Tổ chuyên môn sinh hoạt theo đình kì, năng lục lãnh đạo của các tổ trưởng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu cúa sự phát triển cảu nha trường.

- Đội ngũ đủ số lượng nhân sự, đảm bảo trình độ đạt chuẩn hoá 100% (trong đó có 43,5% có trình độ đại học).

- Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục.

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm tay nghề còn khá ít, mũi nhọn ở một số môn một số khối lớp còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong cả năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo từng tháng. Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao kế hoạch đã xây dựng.

- Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 lần 1 tuần (2 buổi 1 tháng) thường được bố trí vào tuần 2 và tuần 4 của tháng. Nội dung của các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu tập trung vào;

+ Hội giảng các cấp;

+ Hội thảo các chuyên đề, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm;

+ Trao đổi những nội dung cần thiết cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. - Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, phân tích kỹ những mặt đã làm, chưa làm được và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của nhà trường (Tổ quản lý nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;

b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công;

c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

1. Mô tả hiện trạng

- Tổ văn phòng gồm có: + 01 kế toán + 01 Thư viện

+ 01 nhân viên bảo vệ.

- Trong năm qua tổ luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường[H2.02.06.02]

2. Điểm mạnh

- Trường có đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, các thành viên trong tổ biên chế gần đủ theo yêu cầu quy định.

- Các tổ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ văn phòng hoạt động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt công tác giảng dạy và phục vụ dạy học, các tổ chuyên môn đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc và tập thể lao động tiên tiến.

- Một số thành viên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên tổng hợp báo cáo các thông tin chưa đảm bảo quy định về thời gian.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tổ văn phòng tập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành viên với chuyên môn chính thành thạo, chất lượng tốt, quản lý hồ sơ trường học, phổ cập, kế toán bằng vi tính, làm tốt công tác kiêm nhiệm khi giao phó, tổ chức cho hoạt động thư viện của nhà trường đạt khá hiệu quả.

- Cần có những quy định các chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh văn phòng, quan trọng là phải xây dựng được tinh thần tự giác, làm việc 8/8 giờ trong ngày.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 7: Hiệu trưởng có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy và học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp;

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác.

1. Mô tả hiện trạng

Trong năm học qua nhà trường rất coi trọng nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học các môn văn hoá và hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Vì vậy hàng năm đã đưa ra được nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc chỉ đạo kiểm tra đánh giá. Cụ thể:

- Hàng năm đã lập được kế hoạch tổng thể năm học, cụ thể hoá các chỉ tiêu biện pháp trong kế hoạch chỉ đạo việc giảng dạy của thày, học tập của trò và các kế hoạch các mặt giáo dục toàn diện. Mọi thành viên trong trường đều được thông suốt kế hoạch, kế hoạch được triển khai dân chủ trong trường để mọi người cùng thực hiện nghiêm túc kế hoạch. [H2.02.07.01]

- Mọi biện pháp chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá đều tiến hành thường xuyên. Hàng năm nhà trường đều lập kế hoạch thanh kiểm tra năm học cụ thể chi tiết theo thông tư hướng dẫn của bộ, của Sở giáo dục và tiến hành kiểm tra nghiêm túc theo kế hoạch. Khi tiến hành kiểm tra chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng

chuyên môn nâng cao tay nghề cho giáo viên thông qua hoạt động thanh tra trên các tiết dạy trên lớp.[H2.02.07.02]

- Chú trọng kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề của từng cán bộ giáo viên, kiểm tra học sinh, các lớp, lấy kết quả sau khi kiểm tra để đánh giá chất lượng giáo dục của từng cán bộ, giáo viên, học sinh, từng mặt hoạt động giúp cho giáo viên tự khẳng định được khả năng của mình mà phấn đấu vươn lên trong công tác. Kết quả thanh kiểm tra giáo viên hàng năm thường đạt như sau:

*)Kiểm tra toàn diện giáo viên loại tốt đạt từ 85% đến 90% + Loại khá từ 10% đến 15%

+ Không có giáo viên loại trung bình

*) Kiểm tra chuyên đề: loại tốt đạt 90% đến 95%, loại khá đạt 5% đến 10%, không có loại trung bình

*) Kiểm tra các lớp; 100% các lớp được kiểm tra trong các năm: xếp loại tốt từ 80% đến 85%; loại khá từ 10% đến 15%, không có lớp trung bình.[H2.02.07.03] 2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo được đào tạo qua các lớp quản lý và đã kinh qua quản lý ở trường tiên tiến có phong trào giáo dục toàn diện nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, kiểm tra và đánh giá.

- Việc kiểm tra đánh giá nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường thường xuyên liên tục, thực hiện trong từng tuần, tháng, giai đoạn, kỳ trong năm học nên đã trở thành nề nếp tốt. Mọi thành viên trong trường đều có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương nề nếp chuyên môn nên rất coi trọng việckiểm tra đánh giá.

- Khi tiến hành kiểm tra đánh giá đều đảm bảo tính dân chủ, tính trung thực, nghiêm túc và công bằng.

3. Điểm yếu:

- Một bộ phận nhỏ trong giáo viên còn có lúc xem nhẹ việc kiểm tra, chưa thường xuyên tự kiểm tra mình chưa đưa việc kiểm tra để điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ cá nhân một cách đều đặn mà chỉ thực hiện kiểm tra khi nhà trường tổ chức kiểm tra, vì vậy trong khi được kiểm tra thì chuẩn bị chưa tốt để đạt được yêu cầu cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra có hiệu quả. Cụ thể:

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w