Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 59 - 71)

III- TỰ ĐÁNH GIÁ:

5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.

Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường hoặc theo quy định của phòng giáo dục đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và bộ giáo dục và đào tạo.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

b) các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đề ra; c) Mỗi học kỳ rà soát đánh giá để cải thiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1. Mô tả hiện trạng

- Hàng năm nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của cấp trên. [H4.04.04.01]

- Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường đã có nhận thức rất sau sắc vấn đề giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là môn giáo dục mới đưa vào chương trình

cải cách thực hiện theo Quyết định số 03/2002 – QĐ -BGD & ĐT ra ngày 24/01/2002. Nó đã mang lại hiệu quả rất tốt cho các em học sinh, giúp các em học sinh có những giây phút nghỉ ngơi tích cực, giúp cho các em ôn lại những nội dung đã học trong chương trình phổ thông và các kiến thức ngoài xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho các em chủ động xây dựng nên nội dung hoạt động, giúp các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và phát hiện ra những năng khiếu đặc biệt của học sinh để quan tâm, bồi dưỡng và phát triển cho các em.[H4.04.04.02]

2. Điểm mạnh

- Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể có nhận thức sâu sắc về vấn để hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng tháng thiết thực, phù hợp với thời điểm, học sinh dễ dàng và hứng thú tham gia hoạt động.

- Học sinh hứng thú và nhiệt tình tham gia.

3. Điểm yếu:

- Để thực hiện được một giờ Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải soạn bài công phu, chuẩn bị các điều kiện chu đáo và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và ban cán sự lớp. Vì vậy nếu giáo viên không chuẩn bị chu đáo thì buổi hoạt động đó sẽ không hiệu quả và gây ra sự nhàm chán cho các em. - Các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa được chỉ đạo thực hiện đồng loạt theo phân phối chương trình. Các lớp chuẩn bị thiếu công phu về cơ sở vật chất và nội dung hoạt động theo chủ điểm hàng tháng, chưa tạo ra khí thế vui tươi, sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh tham gia.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Đầu mỗi năm học, nhà trường thành lập chỉ đạo thực hiện môn HĐGDNGLL.

- Nhà trường tuyên truyền cho các thầy cô giáo và các em học sinh ý thức được mục tiêu, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

- Các thầy cô giáo có trách nhiệm soạn bài và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng lớp với từng chủ đề của tháng. Mỗi chủ đề có một hình thức hoạt động như: thảo luận nhóm, đóng vai, diễn đàn, giao nhiệm vụ…

- Trong quá trình hoạt động các em học sinh dẫn chương trình và chủ động trong các hoạt động. Giáo viên là người chỉ đạo, quan sát, góp ý và tổng kết lại các ý kiến.

- Cuối buổi hoạt động, giáo viên đánh giá kết quả qua các phiếu học tập để biết được các em đã nhận thức được vấn đề và có biện pháp hoạt động cho các buổi sau hiệu quả hơn.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.

Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại điều lệ trường trung học và các quy định khác.

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

c) Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp;có báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với hiệu trưởng nhà trường

1. Mô tả hiện trạng:

- Trong các năm học, giáo viên chủ nhiệm của trường luôn xây dựng cho mình kế hoạch chủ nhiệm cụ thể. Kế hoạch đó được xây dựng theo tiêu chí của năm học, phù hợp với thực trạng học sinh của lớp, địa phương rõ ràng tới từng biện pháp, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu cho từng đối tượng công việc. Kế hoạch chủ nhiệm được triển khai cụ thể trong sổ chủ nhiệm, được nhà trường thông qua, đánh giá qua từng giai đoạn hoạt động.[H4.04.05.01]

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường là những người nắm vứng điều lệ trường trung học và các quy định trong trường, ngành luôn thực hiện nghiêm túc và có ý thức giáo dục học sinh, tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể, xã hội để tác động tích cực đến việc rèn luyện nhân cách và trau dồi kiến thức cho học sinh (qua các buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn,, hội thảo). Qua các giai đoạn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng với nhà trường đánh giá phân loại học sinh, đề nghị khen thưởng, kỉ luật học sinh và đánh giá học sinh theo mỗi năm học.[H4.04.05.02].

- Sau mỗi học kỳ nhà trường đều có rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm. Nhiều giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học sinh.[H4.04.05.03]

2. Điểm mạnh:

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những người giàu tâm huyết với nghề, say mê trong công tác, vững vàng chuyên môn. Đại đa số giáo viên chủ nhiệm của trường là những người làm công tác chủ nhiệm nhiều năm nên kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm rất phong phú.

- Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đều ở địa phương nên rất thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình của địa phương, của gia đình học sinh trong lớp, trường.

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những đồng nghiệp mới trong công tác chủ nhiệm.

Qua các năm học, đạo đức học sinh được giữ vững, ít bị tác động của các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ học sinh được xếp loại, đánh giá đạo đức tốt, khá chiếm hơn 90% tổng số học sinh toàn trường.

3. Điểm yếu:

Một số giáo viên chưa sâu sát trong công tác chủ nhiệm lớp. Nguyên nhân chính là do đó là những giáo viên trẻ, vừa vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều, việc nắm bắt xử lý các thông tin, sự việc đôi khi chưa kịp thời. Vì thế trong giai đoạn 5 năm gần đây, vẫn có tập thể lớp xếp loại TB trong đánh giá xếp loại.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên chủ nhiệm qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt của trường, ngành.

- Lựa chọn những giáo viên hội tụ đủ các tiêu chuẩn và có điều kiện thuận lợi làm công tác chủ nhiệm phù hợp với từng khối lớp.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, động viên khuyến khích hoạt động công tác giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng, giai đoạn, cả năm.

- Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm thâm nhập thực tế địa phương, bám sát tình hình của học sinh để có những biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả cao (đó là những hoạt động xã hội hoá giáo dục, tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường…)

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo.

a) Đầu năm học rà soát, phân loại học sinh học lực yếu và kém và có biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập;

b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu kém;

c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá, để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

1. Mô tả hiện trạng

- Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, phân theo từng môn học, thuộc mỗi khối lớp. Đồng thời phân công giáo viên dạy mỗi tuần 1 buổi văn, một buổi toán.[H4.04.06.01]

- Giáo viên dạy có trách nhiệm soạn bài cẩn thận, tỉ mỉ, phù hợp với việc tiếp thu của học sinh, hàng tuần duyệt bài soạn với ban giám hiệu.[H4.04.06.02]

- Mỗi giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy lớp yếu – kém đều xác định rõ ràng công việc của mình, họ kèm cặp học sinh từ nhữg kiến thức lớp dưới để học sinh nắm được, khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh nhằm mục đích chuyển loại cho những học sinh này một cách thực chất nhất.[H4.04.06.03]

- Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học, chính vì vậy việc giúp đỡ học sinh học lực yếu kém luôn là một trong những hoạt động thiết yếu, cốt lõi hàng năm. Nhà trường có đầy đủ hồ sơ, số liệu và kết quả tổng hợp đánh giá chất lượng của học sinh ở các năm học. Kết quả đạt được:

Năm học 2009 - 20010

Khảo sát đầu năm Sơ kết học kì I

Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém

6 54.6% 6% 14% 0

7 44.6% 3% 12% 0

8 12.2% 4% 11% 0

9 9.5% 3% 6% 0

[H4.04.06.04]

- Qua việc rà soát hàng năm thống kê 5 năm gần đây, số lượng học sinh học lực yếu - kém cuối năm giảm rất nhiều so với đầu năm. Thậm chí khối 9 đến cuối năm học thường không có học sinh yếu kém. Điều đó chứng tỏ hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém của nhà trường luôn được giữ vững và phát huy, đạt hiệu quả tốt. [H4.04.06.05]

2. Điểm mạnh

- Mức độ yếu kém của những học sinh này so với học sinh yếu kém của các trường trong huyện là thấp. Và phần lớn số học sinh yếu kém sau khi được các thầy cô giáo giúp đỡ, phụ đạo đã giảm đi, đa số các em đã được chuyển loại từ yếu lên trung bình.

- Nhờ đội ngũ giáo viên có tay nghề, có chuyên môn lại say mê trong công tác, giảng dạy, kèm cặp học sinh. Đặc biệt các giáo viên Văn, Toán được phân công phụ đạo học sinh yếu kém đã nhiệt tình, hăng say, hiểu rõ những điểm yếu, điểm mạnh của học sinh, có phương pháp rèn luyện, động viên học sinh yếu kém phấn đấu vươn lên trong học tập.

- Cùng với sự lãnh đạo khoa học, tổ chức quản lý chặt chẽ việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm đến từng học sinh yếu kém để động viên các em tích cực học tập.

- Nhà trường đã giành thời gian tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên trực tiếp phụ đạo vui vẻ, nhiệt tình làm việc, học sinh thoải mái tư tưởng học tập…

3. Điểm yếu:

- Số học sinh yếu kém hổng kiến thức quá nhiều nên việc phục hồi kiến thức gốc rất khó. Bên cạnh đó các em không nắm được các kĩ năng làm bài, chữ viết cẩu thả, nhận thức chậm. Vì vậy khiến giáo viên phụ đạo rất vất vả, ức chế.

- Một số học sinh ngại bộc lộ yếu kém của mình nên không mạnh dạn hỏi bạn bè, hỏi thầy cô vì vậy rất khó tiến bộ

- Một số học sinh kém không chịu khó đi phụ đạo

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Giám hiệu duyệt kế hoạch phụ đạo học sinh kém với giáo viên theo từng tuần, kiểm tra khảo sát chất lượng theo tháng.

- Giáo viên luôn đề cao việc kèm cặp học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Giáo dục nhận thức của học sinh động viên các em học tập.

- Kết hợp với gia đình đôn đốc, rèn luyện để các em học tập tốt hơn.

- Giáo viên tăng cường kiểm tra học sinh trong các giờ học trên lớp và các buổi phụ kém để chỉ ra mặt được và chưa được của học sinh, giúp các em nhận thức tốt vai trò của mình.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo kế hoạch của nhà trường theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định tại điều lệ trường trung học;

b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các quy định khác của cấp có thẩm quyền;

c) Hàng năm rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

- Trường THCS Rô Men là trường, luôn duy trì các phong trào và chất lượng dạy và học trong huyện và của địa phương. Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương là hoạt động quan trọng, chủ đạo của nhà trường. Chính vì vậy, trong các năm học, nhà trường luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo quy định của điều lệ trường trung học, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trong từng năm học .[H4.04.07.01]

- Nhà trường có phòng truyền thống lưu lại các kỷ vật, hiện vật, các hình ảnh, Cờ thưởng, Bằng khen, Giấy khen các loại qua 47 năm xây dựng và trưởng thành. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống của địa phương luôn được cán bộ giáo

viên, công nhân viên và các thế hệ học sinh coi trọng gìn giữ và phát huy.

[H4.04.07.02]

- Cuối mỗi năm học nhà trường có đánh giá tổng kết, lấy ý kiến phân tích để xác định rõ giá trị truyền thống trong công tác giáo dục các thế hệ học sinh.

[H4.04.07.03]2. Điểm mạnh 2. Điểm mạnh

- Đảng và chính quyền cũng như các tổ chức xã hội luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Nhân dân có nhận thức rất rõ về vai trò của giáo dục, hiểu được tầm quan trọng của học thức nên đã đầu tư cho con em học tập, phối hợp tốt với nhà trường trong việc dạy học.

- Nhà trường luôn duy trì và phát huy được chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi qua từng năm học. Tham dự đủ các đội tuyển văn hoá cấp huyện với tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu cao hàng năm bằng với sự góp sức của các thầy cô giáo: Đặc biệt nhà trường luôn có học sinh giỏi tham gia đội tuyển của huyện để dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm.

3. Điểm yếu:

- Do lịch sử phát triển của nhà trường và địa phương và nhà trường nên một số kỷ vật không sưu tầm lưu giữ được.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về truyền thống của nhà trường.

- Khuyến khích sự ủng hộ của các tập thể học sinh cũ trong việc xây dựng các hình ảnh của nhà trường.

- Tăng cường công tác giáo dục, duy trì các di tích lịch sử địa phương.

- Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động, rà soát, rút kinh nghiệm về công tác tổ chức giữ gìn phát huy truyền thống của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w