Tiêu chuẩn 4: Thựchiện chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 53 - 59)

III- TỰ ĐÁNH GIÁ:

4- tiêu chuẩn 4: Thựchiện chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục.

Tiêu chí 1- Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định;

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định; c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

1- Mô tả hiện trạng:

- Nhà trường có kế hoạch thời gian cho từng năm học theo Công văn chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT và xây dựng cụ thể cho nhà trường. [H4.04.01.01]

+ Năm học 2008 – 2009:

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 thỏng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; + Năm học 2007 – 2008:

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Quyết định số 4385/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/06/2007 của Bộ GD&ĐT về Kế hoạch thời gian năm học 2007 – 2008 của giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục GDTX.

* Khung thời gian năm học cụ thể: 1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng.

3. Ngày kết thúc năm học.

4. Ngày thi học sinh giỏi, ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và bổ tỳc THPT, ngày hoàn thành xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).

5. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học. 6. Các ngày nghỉ lễ, tết.

7. Thời gian nghỉ đối với Giáo viêntrong năm học.

8. Kế hoạch thời gian năm học cụ thể bao gồm các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương).

- Trường có kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học rất cụ thể và thực hiện trên tinh thần theo công văn hướng dẫn và hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT. [H4.04.01.02]

+ Năm học 2008 – 2009: Thực hiện theo Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công văn chỉ đạo số 7475/BGD-ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008 – 2009; Công văn số 1281/SGD-ĐT – GDTrH ngày 22/9/2007 về việc hướng dẫn giảng dạy các môn năm học 2008 – 2009.

+ Năm học 2007 – 2008: Thực hiện theo Công văn chỉ đạo số 8227/BGD- ĐT – GDTrH ngày 6/8/2007 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2007 – 2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo; Công văn số 1319/ SGD-ĐT – GDTrH ngày 20/9/2007 về việc hướng dẫn giảng dạy các môn năm học 2007 – 2008; Công văn số 9012/BGD-ĐT – GDTrH ngày 24/8/2007; Công văn số 1320/ SGD-ĐT – GDTrH ngày 20/9/2007 về việc hướng dẫn các trường thực hiện phân phối chương trình năm học 2007 – 2008.

+ Năm học 2006 – 2007: Thực hiện theo Công văn số 6912/ BGD-ĐT – GDTrH ngày 07/8/2006; Công văn số 9786 BGD-ĐT – GDTrH ngày 31/8/2006 về việc hướng dẫn thực hiện Kế hoạch giáo dục năm học 2006-2007; Công văn số 7092/ BGD-ĐT – GDTrH ngày 10/8/2006 về việc những nơi có điều kiện dạy học môn Tự chọn, Công văn 10223/ BGD-ĐT – GDTrH ngày 14/9/2006 về việc thực hiện PPCT môn Ngữ văn THCS; Công văn bổ sung số 10882/ BGD-ĐT – GDTrH ngày 30/9/2006 về việc thực hiện PPCT môn Ngữ văn THCS;

+ Năm học 2005 – 2006: Thực hiện theo Công văn số 264/2005/GDTrH ngày 09/9/2005 về việc hướng dẫn giảng dạy các môn năm học 2005 – 2006; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 và Công văn số 5488/GDTrH ngày 5/7/2004 của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức dạy học môn Tin học ở bậc THCS; Công văn số 266/2005/THPT ngày 8/9/2005 về việc hướng dẫn giảng dạy môn tin học năm học 2005 – 2006; Công văn số 262/2005/GDTrH ngày 8/9/2005 về việc giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông.

+ Năm học 2004 – 2005: Thực hiện Công văn số 7201/GDTrH tháng 8/2004 về hướng dẫn thực hiện chương trình cho các vùng, miền từ năm học 2004 – 2005.

- Hàng tháng, hàng tuần nhà trường rà soát có kế hoạch lịch công tác tuần, tháng, năm cụ thể và thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy học tập. [H4.04.01.03]

2- Điểm mạnh:

- Nhà trường xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần ở từng bộ phận và triển khai rõ sát tới từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường.

- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đã đi vào chiều sâu và ổn định.

3- Điểm yếu :

Do hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT thường xuyên thay đổi và nhà trường luôn thực hiện chế độ luân chuyển vì vậy ít nhiều bị ảnh hưởng đến kế hoạch và thời gian thực hiện chương trình học. ( Có năm học tới 6 đến 7 lần xếp lại thời khoá biểu.)

4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường duy trì tốt bộ kế hoạch thời gian năm học do Hiệu trưởng điều chỉnh theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể cho từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức.

- Ban giám hiệu và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể cho từng môn học theo Quyết định của Bộ, Sở, Phòng cho từng giáo viên tương ứng với 4 giai đoạn trong năm học.

- Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo bộ phận từng việc thực hiện kế hoạch của cá nhân và các bộ phận. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ký duyệt các kế hoạch, giáo án hàng tuần, tháng, năm và có cả từng giai đoạn.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết/giáo viên, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.

b) Hàng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, trong 03 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 5% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

1. Mô tả hiện trạng

- Cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt hoạt động dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề theo đúng quy định. Cụ thể:

+ Hiệu trưởng dự ít nhất 01tiết/kỳ/1GV + Hiệu phó dự ít nhất 01tiết/kỳ/1GV

+ Tổ trưởng dự 01 tiết/kỳ/1GV ( Chưa thực hiện được với tiêu chí )

Mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết hội giảng cấp trường có ứng dụng công nghệ thông tin và dự được nhiều giờ của đồng nghiệp trong và ngoài trường, tập trung chủ yếu vào đợt hội giảng các cấp trường, huyện.[H4.04.02.01]

- Hàng năm khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường đều có giáo viên tham gia hội giảng thi giáo viên giỏi các cấp. Năm học nào nhà trường cũng có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh. Tính đến nay nhà trường có:

+ 1/14giáo viên = 7.1% đạt giáo viên giỏi cấp huyện

- Không có giáo viên xếp loại trung bình trở xuống theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.[H5.01.01.02]

- Sau từng đợt hội giảng các cấp, nhà trường rà soát lại, đánh giá, xếp loại công tác hội giảng, hội học. Ví dụ:

+ Hội giảng cấp trường thường diễn ra từ trung tuần tháng 10 đến 20/11; được chia làm 2 vòng, hết vòng 1 từng tổ chuyên môn rút kinh nghiệm. Kết thúc đợt hội giảng cấp trường từng giáo viên viết bản thu hoạch, từng tổ chuyên môn và nhà trường tổng kết công tác hội giảng trường, tuyên dương khen thưởng những giáo viên xuất sắc, chọn cử giáo viên tham dự hội giảng cấp huyện.

+ Hôị giảng cấp huyện, cấp tỉnh: sau khi kết thúc nhà trường đều nhận xét đánh giá, khen thưởng kịp thời

+ Nhà trường thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ của giáo viên. [H5.01.01.03]

2. Điểm mạnh:

- 100% cán bộ giáo viên đều có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về công tác dự giờ đồng nghiệp và thực hiện đủ định mức quy định.

- 100% cán bộ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính tự giác trong công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Từ đó giáo viên có ý thức tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.

- Từng tổ chuyên môn có tinh thần đoàn kết, tương trợ đồng đội cao trong công tác hội giảng, hội học để giúp đỡ đồng nghiệp đạt kết quả cao trong mỗi kỳ hội giảng.

- Nhà trường, các tổ chuyên môn có kế hoạch rõ ràng cụ thể và chỉ đạo sát sao kế hoạch hội giảng, hội học các cấp.

- Do vị thế của nhà trường nên trường thường được chọn làm địa điểm cho hội giảng cấp huyện. Vì vậy giáo viên có điều kiện thuận lợi để dự giờ đồng nghiệp.

3. Điểm yếu:

- Hàng năm, công tác hội giảng các cấp thường diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ở học kỳ I nên giáo viên mới chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu bài dạy của phần này còn kỳ II thì hầu như không tổ chức hội giảng.

- Giáo viên mới chỉ tập trung vào dự giờ đồng nghiệp trong các đợt hội giảng các cấp chứ không phân bố đều trong suốt năm học.

- Các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin do chưa có ứng dụng đến trong phòng bộ môn nên giáo viên dạy tại phòng bộ môn vẫn phải chuyển thiết bị đi các phòng học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng các cấp ngay từ đầu năm học và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đó. Sau từng giai đoạn kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời những giáo viên xuất sắc.

- Nhà trường cùng với tổ chuyên môn chọn cử những giáo viên có tay nghề giỏi tổ chức dạy thao giảng cho giáo viên toàn tổ dự giờ, hội giảng và rải đều công việc dự giờ trong suốt năm học, tránh tập trung nhiều vào 1 giai đoạn còn giai đoạn khác thì bỏ trống.

- Kết hợp với các trường bạn trong cụm, trong câu lạc bộ, các trường tiên tiến tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường cho giáo viên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tổ chức các đợt tham quan, học hỏi, giao lưu với các trường ngoài huyện, ngoài tỉnh.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học, viết đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên

1. Mô tả hiện trạng:

- Sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông là vấn đề rất cần thiết. Hầu hết các môn học của nhà trường được cung cấp đủ số lượng và có chất lượng cao phục vụ tốt cho các giờ lên lớp. Các thiết bị nhìn chung được sử dụng tốt và được sử dụng tối đa. Nhìn chung các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ trong một bộ môn và liên thông giữa các phân môn. Mỗi phân môn có 1 giáo viên trực tiếp quản lý và xây dựng sổ mượn trả có ký mượn, ký trả. Mỗi phòng bộ môn có một giáo viên phụ trách chung, có kế hoạch giảng dạy trên các phòng bộ môn. Quản lý lập sổ kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên từng tiết khi lên lớp. Mở và cập nhật thường xuyên các loại hồ sơ, sổ sách thiết bị. [H4.04.03.01]

- Từ năm học 2009 – 2010 nhà trường vận động giáo viên đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm. Đầu tháng 5 (Cuối năm học) có tổ chức hội thảo báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trước Hội đồng khoa học của nhà trường. Các sáng kiến được đánh giá theo cấp độ A, B, C. Các sáng kiến có chất lượng được Hội đồng khoa học nhà trường đề nghị dự thi cấp trên nếu cấp trên tổ chức. [H4.04.03.02]

- Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm khoa học hàng năm.[H4.04.03.02]

2. Điểm mạnh:

- Trong năm học vừa qua (từ năm học 2004-2005 đến nay) nhà trường đã tích cực sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy và đạt kết quả cao. Tiêu biểu như các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Công nghệ, ...

- Mẫu mã các thiết bị có hình thức tương đối đẹp, khá đảm bảo mỹ quan. - Đối với giáo viên dạy đúng phân môn đào tạo, có kỹ năng sử dụng khá thành thạo.

- Ngoài việc sử dụng thiết bị do Bộ giáo dục và Đào tạo cung cấp. Nhà trường chủ động mua sắm thêm các thiết bị dạy học và một số đồ dùng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy.

3. Điểm yếu:

- Hầu hết các phân môn đều được cung cấp đồ dùng nhưng thiết bị còn ít chưa được sử dụng, một số phân môn chưa đồng bộ. Chất lượng một số thiết bị không đảm bảo. Ví dụ: Môn Hoá bộ phận tích nước không chính xác, khi phân tích thì tỷ lệ Hyđrô và ôxi không đúng lý thuyết, quỳ tím chất lượng không tốt, cồn đốt không cháy...

- Số lượng thiết bị chưa đáp ứng với số lượng học sinh nên tần số sử dụng trên một thiết bị lớn. Nhiều thiết bị có chất lượng thấp chưa đáp ứng được tần số sử dụng.

- Bên cạnh đó còn có những hạn chế về đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học như:

+ Chưa được đào tạo cơ bản về quản lý đồ dùng thiết bị.( do kiêm nhiệm) - Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm chưa được mọi giáo viên hưởng ứng

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w