* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Là một nước có quy mô dân số lớn nhất trên thế
giới và đang trong quá trỡnh phát triển. Do vậy, Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Trước cải cách, Trung Quốc là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng gần 30 năm sau Trung Quốc đó đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, không chỉ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, nông sản của Trung Quốc đó tràn ngập trờn cỏc thị trường thế giới. Có được kết quả khả quan đó, một trong những lý do quan trọng là Trung Quốc đó quan tõm đến việc xây dựng và thực hiện thành công chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Cụ thể là:
- Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi:
Là một quốc gia rộng lớn, mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư, Trung Quốc không thể cùng một lúc mở cửa mọi miền. Các khu vực ven biển nói chung có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng… nên được chọn mở trước, trong đó các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiều giàu có tiềm năng được chọn là nơi để Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế. Từ các đặc khu này, Trung Quốc mở rộng thành tuyến mở cửa với 14 thành phố mở ven biển, sau đó mở cửa cả khu vực đồng bằng và châu thổ các con sông, tạo thành cục diện mở cửa từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây.
Đồng thời với việc mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, Trung Quốc còn áp dụng nhiều chính sách tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi như: dùng vốn vay kết hợp huy động các nguồn lực trong nước xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và cấp tín dụng cho sản xuất nụng nghiệp nhất là về thủy lợi và quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để tiếp nhận FDI.
- Các chính sách ưu đãi đầu tư: Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về thuế. Trong thời kỳ đầu mở cửa, các cơ sở mới thành lập với thời gian liên doanh trên 10 năm được hưởng chế độ miễn thuế thu nhập trong một năm đầu làm ra lãi và được giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo, trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn phải chịu mức thuế là 33% trên tổng lợi nhuận. Về sau, thời gian miễn thuế và giảm thuế tăng lên là 2 năm miễn thuế và 3 năm giảm thuế. Nhờ vậy, gần 2 thập kỷ qua Trung Quốc đã thu hút được gần 700 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Gần đây, theo luật thuế mới để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài sẽ chịu mức thuế suất ngang bằng với các công ty nội địa. Tuy nhiên, chi phí nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ 1,3 triệu dân vẫn là sức hút tiềm ẩn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc trong thời gian tới.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư:
Cho đến nay ở Trung Quốc vẫn có 3 hình thức chính, đó là: doanh nghiệp chung vốn kinh doanh, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh các hình thức trên, Trung Quốc còn chủ động khuyến khích các loại hình đầu tư khác thông qua các luồng lưu thông vốn quốc tế như: gây quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, các hình thức mua bán chứng khoán, lưu thông vốn cổ phần… những hình thức này gián tiếp làm tăng vốn đầu tư cho quốc gia này.
Trung Quốc tiếp tục đưa ra những quy định khuyến khích, mời gọi đầu tư của các Hoa Kiều ở Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và khu vực Đông Nam á. Đây là nguồn vốn khổng lồ, đầy tiềm năng góp phần đáng kể trong những thành công về phát triển kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua.
* Kinh nghiệm của các nước NICs:
- Nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng nguồn vốn đầu tư: Các nước NICs sử dụng các biện pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư cho sản xuất chủ yếu từ tiết kiệm. Đài Loan đã thực hiện chính sách lãi suất thực dương, trước năm 1962 lãi suất tiết kiệm thực tế của Đài Loan luôn ở mức trên 10%. Do vậy, vốn huy động thông qua huy động tiền gửi ngày càng tăng, dẫn đến số vốn tích lũy từ nước ngoài có xu hướng giảm xuống. Trước khi nền kinh tế cất cánh, vốn nước ngoài chiếm khoảng 40%, đến năm 1965 giảm xuống còn 16,8%, đến năm 1970 còn 5%; từ năm 1971 đến thập kỷ 80 vận động theo chiều ngược lại, xuất vốn ra
nước ngoài. Đây là bài học quan trọng để khắc phục khó khăn về vốn trong quá trình cất cánh của Đài Loan.
Ngoài ra, các nước NICs cũng luôn chú trọng đến nâng cao tỷ lệ tiết kiệm thông qua cắt giảm chi tiêu công. Từ năm 1970 - 1988, chi tiêu công của các nước này luôn ở mức dưới 15% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước khác.
- Hình thành chính sách thuế hấp dẫn cho đầu tư và khuyến khích xuất khẩu: Từ năm 1970, thuế nhập khẩu vào Đài Loan đã giảm dần, đặc biệt các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Thực hiện chế độ tín dụng, thuế đặc biệt cho các ngành được Chính phủ coi là chiến lược.
- Thực hiện chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân: Ngay từ năm 1973, Hàn Quốc đã thành lập quỹ đầu tư quốc gia với nguồn vốn được đóng góp từ các tổ chức tài chính tư nhân để hỗ trợ đầu tư, ưu đãi dài hạn cho các ngành then chốt. Chính phủ cũng quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua chính sách ưu tiên vay vốn ngân hàng. Đài Loan cũng thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thu hút và sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ:
Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài để phát triển, là một trong những quốc gia vay nợ nhiều nhất trên thị trường tài chính quốc tế (đến năm 2000, nợ nước ngoài là 142 tỷ USD), đứng thứ 3 ở Châu á và thứ 6 trên thế giới, trong khi lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được là khá nhỏ so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Mặc dù vậy, Hàn Quốc không bị sa lầy do nợ nước ngoài như một số nước khác, mà trở thành một nước điển hình trên thế giới vay nợ nước ngoài nhiều nhưng lại thành công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, nhờ kinh tế lớn mạnh mà Hàn Quốc đã giành được uy tín tốt đẹp trên thị trường tiền tệ quốc tế, do vậy ngày càng được hưởng nhiều sự ưu tiên vay vốn và củng cố thêm chiến lược vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. Đạt được kết quả trên là do Chính phủ biết cách sử dụng vốn nước ngoài vào việc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, mua thiết bị kỹ thuật phát triển doanh nghiệp trong nước, thành lập bộ máy quản lý vốn quản lý chặt chẽ dự án đầu tư khi sử dụng vốn vay nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào những nơi phát huy hiệu quả kinh tế lớn nhất.
- ổn định tỷ giá và phát triển thị trường tài chính để tạo ra động lực thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn:
Đài Loan và Hàn Quốc đều áp dụng tỷ giá đồng đô la hoàn toàn thả nổi theo quan hệ cung cầu để đáp ứng nhu cầu vốn và nhu cầu thương mại quốc tế.
Các nước NICs đã tập trung vào 2 vấn đề chính: Thứ nhất, nhà nước dần dần chú trọng việc thành lập và nâng cấp các thị trường trái phiếu, cổ phiếu để thu hút và phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển. Thứ hai, thành lập các ngân hàng phát triển để giảm bớt căng thẳng về nhu cầu vốn dài hạn và là thể chế chuyên cung cấp vốn cho khu vực nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.