Phát triển ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 71)

III. Các khoản thu được để lạ

3.1.1.3.Phát triển ngành thủy sản

Phát triển toàn diện ngành thủy sản (cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến) không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất nhằm đưa thủy sản thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển thủy sản theo hướng sản xuất công nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất thủy sản với nông nghiệp và các ngành khác, tạo bước phát triển nhanh hơn và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.

Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt xa bờ, gắn với tổ chức khai thác hợp lý khu vực gần bờ, nâng sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh lên khoảng 60 ngàn tấn năm 2010 và ổn định ở mức 90 ngàn tấn đến năm 2020. Đầu tư xây dựng các đội tàu lớn và đồng bộ các cơ sở hậu cần nghề cá như: cảng cá Hòa Lộc, Lạch Bạng giai

đoạn 2, Hải Châu; bến cá Hoằng Trường, Quảng Nham, Nga Bạch, Ngư Lộc, Hoằng Phụ, Nghi Sơn; các khu neo đậu Lạch Hới, Kênh De, Hậu Lộc, Kênh Sao Sa, Kênh Choán, Sông Lý… để phát triển khai thác xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Tiến hành sắp xếp lại nghề cá ven bờ một cách hợp lý, phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và các ngành nghề khác để chuyển một phần lao động đánh cá ven bờ sang các lĩnh vực khác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

Nâng cấp và xây dựng mới các bến cá nhân dân, từng bước hình thành các làng cá văn minh, hiện đại dọc ven biển. Xây dựng hệ thống chợ cá đầu mối tại các khu vực trọng điểm khai thác hải sản của tỉnh như: Tĩnh Gia, Hậu Lộc, huyện Nga Sơn... Củng cố và đầu tư các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ lưới, sợi, dầu, muối,... nhằm phục vụ tốt cho khai thác hải sản.

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, cả nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Chuyển đổi mạnh mẽ phương thức nuôi trồng từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp để tạo khối lượng sản phẩm lớn, ổn định cho chế biến xuất khẩu. Đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đạt 22.000 ha, trong đó nuôi nước ngọt khoảng 16.000 ha và nuôi mặn lợ khoảng 6.000 ha; năm 2020 đạt trên 26.000 ha, trong đó nuôi mặn lợ khoảng 6.000 ha;

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc sản biển ở các khu vực biển nông ven bờ và quanh đảo Hòn Mê theo hướng công nghiệp. Mở rộng nuôi cá nước ngọt kết hợp cấy lúa ở ruộng trũng và nuôi cá lồng trên các sông, hồ chứa lớn. Đẩy mạnh phong trào nuôi cá quy mô hộ gia đình ở các huyện trung du, miền núi để cải thiện bữa ăn cho nhân dân, nhất là đối với các vùng cao, vùng xa. Xây dựng dự án cụ thể để phát triển nuôi trồng thủy sản ở lòng hồ Cửa Đặt sau khi công trình này hoàn thành.

Hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 71)