III. Các khoản thu được để lạ
2.2.2.2. Về các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
Trong những năm vừa qua, cùng với việc thực thi các chính sách của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nông dân.
Chính sách tài chính - tín dụng:
Chính sách miễn giảm thuế những năm đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn miền núi; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các dự án trồng lúa kết hợp với nuôi cá; chính sách sản xuất giống lúa lai, giống thủy sản; chính sách hỗ trợ khuyến nông viên, khuyến ngư viên cơ sở,... các chính sách này đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện phát huy, khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp.
Trong lĩnh vực tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, các ngân hàng thương mại lớn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Thanh Hóa, nhằm mục đích đa dạng hóa thành phần kinh tế trong ngành ngân hàng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn tín dụng vào Thanh Hóa, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để các tổ chức và người dân được hưởng lợi nhiều từ các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đã mở rộng và triển khai các hình thức huy động mới
như: phát hành giấy tờ có giá trị dưới dạng kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng,... với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt; đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, sử dụng các công cụ khuyến mại, tặng quà,... nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn những năm qua không ngừng tăng trưởng, theo đó đã huy động lượng vốn tín dụng đáng kể cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tính đến hết năm 2006, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đó cho vay 3.827.517 triệu đồng, trong đó cho vay dài hạn là 936.492 triệu đồng; Ngân hàng chính sách đó cho vay 135.000 triệu đồng. Ngân hàng phát triển đó cho vay ưu đói đầu tư phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương; đầu tư phát triển làng nghề nuôi trồng thủy sản với tổng số tiền là 165 tỷ đồng...
Nhờ thực hiện tốt các chính sách tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp mà nhiều hộ nông dân trong tỉnh đó cú vốn đầu tư sản xuất. Số liệu của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:
Năm 2005, Thanh Hóa có 688 ngàn hộ sản xuất thỡ cú 269.548 hộ được vay vốn (chiếm 39,2%). Với tổng dư nợ cho vay là 2.705 tỷ đồng, bỡnh quõn dư nợ một hộ là 8,8 triệu đồng, so với năm 2004 số lượng hộ cho vay tăng 6.878 hộ, tổng dư nợ cho vay tăng 399 tỷ đồng, dư nợ bỡnh quõn một hộ tăng 1,3 triệu đồng. Trong khi đó tín dụng trang trại cũng có nhiều khởi sắc, tổng số trang trại được vay vốn là 1.401 trang trại chiếm 41,7%; với tổng doanh số cho vay là 42,016 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 36,642 tỷ đồng, số dư nợ là 53,746 tỷ đồng. Tính hết năm 2005, ngõn hàng chớnh sỏch xó hội đó cho 58.903 hộ vay vốn, bỡnh quõn mỗi hộ được vay 2,4 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đó cú điều kiện đầu tư vào các trang trại có quy mô lớn, nhiều ngành nghề mới trong nông nghiệp được hỡnh thành và phỏt triển. Bờn cạnh đó, các Quỹ tín dụng ưu đói như: quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất; quỹ khuyến nụng, ngõn hàng chớnh sỏch xó hội... đang có vai trũ rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.
Tuy nhiên, chính sách tài chính thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp còn tản mạn, chưa có có hệ thống, một số chính sách chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Tổng vốn huy động cho phát triển nông nghiệp còn thấp nhiều so với kế hoạch. Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để,
toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế. Sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng còn yếu. Quy mô hoạt động và năng lực tài chính còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế. Chủng loại và chất lượng dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Phần lớn người nông dân cũn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất. Trong hệ thống các ngân hàng tín dụng ở Thanh Hóa hiện nay, do tâm lý sợ thất thoỏt vốn, do cỏc cơ chế hiện hành cũn nhiều ràng buộc, nờn cỏc ngõn hàng thường dè dặt, quá thận trọng trong quá trỡnh cho nụng dõn vay vốn; điều kiện đảm bảo tiền vay lại ngặt nghèo, kéo dài; mức cho vay thường quá thấp so với nhu cầu sản xuất, nhiều bà con cho rằng mức lói suất cho vay sản xuất nụng nghiệp là quỏ cao vỡ sinh lời trong nụng nghiệp thường thấp hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Do đó, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, hợp tác xó, cỏc doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa có hướng tháo gỡ cụ thể. Thủ tục xác định các đối tượng cho vay cũn phức tạp... Do vậy, đang ảnh hưởng xấu đến quá trỡnh phỏt triển nụng nghiệp của tỉnh Thanh Húa. Từ đó dẫn đến tỡnh trạng sản xuất nụng nghiệp hàng húa tập trung của Thanh Húa bị thiếu vốn. Bảng số liệu sau sẽ làm rừ hơn những bất cập của chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Bảng 2.5: Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút
vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT í kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS đầu tư vốn trong NN Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số cú ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)
1 Thời gian vay vốn ngắn, không kịp thu hồi vốn để trả cho ngân hàng
2 Lói suất cho vay là cao so với sản xuất nụng nghiệp
1000 917 423 46 42
3 Người nông dân khó tiếp cận
được nguồn vay tín dụng ưu đói
1000 917 627 68 63
4 Mức được vay thấp, vốn được vay không đủ để thực hiện dự án
1000 917 361 39 36
5 Điều kiện để vay vốn có tài sản thế chấp là khó thực hiện với nông dân muốn đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh vỡ tài sản của hộ nụng dõn nhỡn chung rất nhỏ bộ
1000 917 349 38 35
6 Mức đầu tư cho trồng rừng thấp
1000 917 32 4 3
7 Người nông dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết để tiếp cận các nguồn vốn vay nhất là vay ưu đói
1000 917 535 58 54
Nguồn:[1].
Chính sách về đất đai và giải phóng mặt bằng:
Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai đối với các nhà đầu tư vào địa phương. Theo đó, các nhà đầu tư khi đầu tư vào Thanh Hóa sẽ được hưởng các ưu đãi như: Được tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích đất phục vụ sản xuất - kinh doanh; được thuê đất với mức thấp nhất theo khung giá của Nhà nước quy định; tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc tổ chức thực hiện đền bù, GPMB.
Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án nông nghiệp nhìn chung được thực hiện nhanh, đúng pháp luật. Hầu hết các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức GPMB kịp thời, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều công trình, dự án thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp,...
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, do chưa có chính sách riêng khuyến khích đầu tư mạnh, như: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có tính kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chính sách hỗ trợ tiền bồi thường GPMB đối với các dự án được miễn thuế đất. Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại, đất nông nghiệp sau “dồn điền, đổi thửa” còn chậm. Công tác chỉ đạo tổ chức GPMB còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án.
Qua khảo sát cho thấy, có 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã có hợp đồng thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 71% hộ sản xuất - kinh doanh có hợp đồng thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong số đó cũng có đến 17% là hợp đồng thuê đất, xưởng, văn phòng của doanh nghiệp khác và của tư nhân.
Trong số các đối tượng được khảo sát chỉ có 11 doanh nghiệp tiến hành thuê đất trong năm 2005, 2006. Theo các doanh nghiệp này, tổng thời gian để nhận mặt bằng từ khi nộp hồ sơ xin thuê đất vẫn rất khác biệt so với quy định, đó là thời gian kéo dài, bình quân với một doanh nghiệp là 154 ngày, chẳng hạn như công ty giống cây trồng Đại Thịnh, thời gian để tiếp nhận mặt bằng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thạch Thành để làm xưởng sản xuất giống phải mất 1 năm.
Số đơn vị có nhu cầu thuê đất của Nhà nước, mở rộng mặt bằng sản xuất - kinh doanh là rất lớn, 54% đối với doanh nghiệp và 48% đối với hộ.
Bảng 2.6: ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai
Đối tượng Số lượng Được cấp chứng nhận QSDĐ Thời gian bình quân hoàn thành thủ Số lần phải di dời địa điểm Có nhu cầu thuê đất mở rộng mặt bằng kinh doanh
Số ý kiến Tỷ lệ % tục hợp đồng thuê đất kể từ năm 2000 Số ý kiến Tỷ lệ % 1 2 3 4=3/2 5 6=5/2 Tổng số 800 563 70,38 395 48,38 Doanh nghiệp 200 138 69 154 0,5 108 54 Hộ SXKD 600 425 71 0,2 287 48 Nguồn: [1].
Về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp:
Những năm qua, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách của TƯ thông qua các Chương trình về phát triển hạ tầng thủy lợi, đê điều, hạ tầng lâm nghiệp, hạ tầng nuôi trồng thủy sản,... Thanh hóa đã ban hành và thực hiện một số chính sách có liên quan đến phát triển hạ tầng nông nghiệp như: Chính sách về kiên cố hóa kênh mương; Chính sách hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý; chính sách hỗ trợ phát triển trang trại tập trung; chính sách đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng giống thủy sản,... Vì vậy, kết cấu hạ tầng nông nghiệp được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng mới. Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng như: Công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt; cải tạo, nâng cấp hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ, cảng cá Hòa Lộc, cảng cá Lạch Bạng giai đoạn 2...
Trong thời gian qua, tuy kết cấu hạ tầng nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng với địa bàn rộng và địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư hạn chế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa được đồng bộ, còn dàn trải và kéo dài; một số dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn do nhiều lý do còn triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.
Về chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực:
Với ưu thế là Tỉnh có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, đây là một trong những điểm rất hấp dẫn nhà đầu tư, những năm qua Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách riêng để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: Chế độ ưu đãi đối với giảng viên có trình độ cao về giảng dạy ở các khoa nông, lâm, thủy sản trong các trường Đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trong tỉnh...
Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được nâng lên: Năm 2001, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 19,6%, trong đó qua đào tạo nghề là 11,56%; đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 27%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 17%. Mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển. Năm 2001 có 7 đơn vị, đến nay hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có 16 đơn vị, gồm: 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trường Trung cấp nghề và 12 trung tâm dạy nghề.
Với việc khuyến khích người lao động nâng cao trình độ học vấn, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho các cán bộ học ở bậc sau đại học. Tính trong giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh đã hỗ trợ 415 người làm thạc sĩ, trong đó có 99 thạc sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2006, tỉnh đã hỗ trợ cho 152 cán bộ học sau đại học, trong đó 70 thạc sĩ và 02 tiến sĩ thuộc ngành nông nghiệp; hàng năm còn thu hút được nhiều sinh viên là con em của tỉnh về công tác tại các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và trạm, trại, phòng ban đơn vị trực thuộc. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào ngành nông nghiệp được nâng lên.
Tuy nhiên, các chính sách về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chưa thật sự hấp dẫn, từ khâu đào tạo nguồn nhân lực đến việc tuyển dụng và sử dụng người hợp lý, phù hợp với chuyên môn đào tạo cũng như ưu đãi về những quyền lợi cần thiết trong việc thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp qua đào tạo tuy có tăng nhưng còn thấp so với mục tiêu đề ra, lao động phổ thông dư thừa ở nông thôn có xu hướng dịch chuyển ra các đô thị tìm kiếm việc làm ngày càng tăng lên. Số lượng lao động có trình độ cao, số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi được đào tạo ở các trường Trung ương thuộc một số ngành nghề trở về quê hương công tác chưa nhiều. Tình trạng khan hiếm lao động có trình độ tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có chiều hướng gia tăng là cản trở lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao trong nông nghiệp.
Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư:
Cải cách thủ tục đầu tư là một trong những nội dung cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đang tổ chức thực hiện để nhanh chóng đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Đi đôi với việc thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư, Thanh Hóa đang đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư coi đây là khâu đột phá để tạo môi