Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 67)

III. Các khoản thu được để lạ

3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Tập trung phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững, gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên từng địa bàn. Phát huy tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực trên địa bàn để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định ở mức cao. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng giống mới có năng suất cao vào sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Quan điểm, mục tiêu phát triển cụ thể trong ngành nông nghiệp như sau:

Hộp 3.1: Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp Thanh

Hóa đến năm 2020

- Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hướng tới xuất khẩu, tạo bước chuyển biến căn bản nền nông nghiệp của tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với củng cố quan hệ sản xuất và phát triển xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 5,8%/năm thời kỳ 2006 - 2010 và 5,5% thời kỳ 2011 - 2020; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP từ 31,6% hiện nay xuống 23% năm 2010 và 9,5% vào năm 2020.

- Phát triển ổn định sản xuất lương thực. Đến năm 2010, sản lượng lương thực đạt 1,5 - 1,6 triệu tấn và năm 2020 đạt khoảng 1,7 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và có khối lượng lương thực hàng hóa lớn.

- Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực. Đến năm 2010, diện tích các cây có giá trị kinh tế cao chiếm khoảng 30% và năm 2020 chiếm hơn 50% diện tích gieo trồng của tỉnh.

- Phát triển mạnh ngành chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 40% năm 2010 và trên 50% năm 2020.

250 nghìn ha rừng và giai đoạn 2011 - 2020 khoanh nuôi tái sinh 350 - 400 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ lên 49% năm 2010 và trên 60% năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn cho nền kinh tế.

- Duy trì sản lượng khai thác hải sản hàng năm khoảng 60 - 65 ngàn tấn; Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 19.000 - 20.000 ha và năm 2020 đạt trên 30.000 ha, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu.

Nguồn: [27].

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w