III. Các khoản thu được để lạ
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Một số hạn chế đáng chú ý như sau:
Một là, cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp.
Hai là, việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp tuy đạt kết quả khá nhưng còn thấp so với tiềm năng lớn của nguồn vốn này.
Ba là, huy động vốn tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp đạt rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.
Bốn là, nguồn vốn thu hút từ nước ngoài cho phát triển nông nghiệp tuy được cải thiện so với giai đoạn trước nhưng còn rất hạn chế, tốc độ và lượng vốn tăng chậm. Số dự án và lượng vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, các dự án nước ngoài cho phát triển nông nghiệp còn rất ít, đặc biệt là dự án FDI. Đến nay mới có 01 dự án vốn FDI vào nông nghiệp.
Năm là, chưa tạo ra được sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Chưa kế hoạch hóa được toàn bộ nguồn vốn đầu tư, lượng vốn được thực hiện còn rất thấp so với nhu cầu vốn theo quy hoạch và vốn thu hút.
Sáu là, tỷ lệ vốn đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp chưa đồng đều, tập trung chủ yếu vào phát triển thủy lợi; vốn dành cho đầu tư thâm canh theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản và phát triển thị trường nông, lâm, thuỷ sản còn khiêm tốn.
Bảy là, việc huy động vốn cho phát triển nông nghiệp thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chưa được sử dụng phổ biến.
Tám là, việc huy động vốn đầu tư từ quỹ đất, các khoáng sản còn hạn chế.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế: * Về chủ quan:
Một là, chất lượng các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực trong nông, lâm, ngư nghiệp chưa cao; quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến định hướng đầu tư của tỉnh và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa có chiến lược trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là chiến lược thu hút FDI dài hạn, hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến các nhà đầu tư đắn đo khi đầu tư vào nông nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài thì chất lượng sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ phải là yếu tố đặt lên hàng đầu để quyết định đầu tư, trong khi đó ở Thanh Hóa sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản thấp và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Hai là, Thanh Hóa cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, kinh tế tuy có tăng trưởng cao hơn bình quân của cả nước nhưng quy mô GDP còn nhỏ bé, năm 2006 mới chỉ đạt 13.127 tỷ đồng. Thanh Hóa vẫn là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm trung ương phải cấp bổ sung khoảng 60 - 65% ngân sách của tỉnh. Điều đó dẫn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và chi cho đầu tư phát triển đạt thấp. Ngoài ra, các nguồn thu trong tỉnh còn chưa được khai thác triệt để. Theo đánh giá hiện nay, mặc dù số thu ngân sách hàng năm có tăng lên, nhưng ngân sách nhà nước tỉnh còn bị thất thu rất lớn từ thuế, phí và lệ phí, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp so với các ngành khác; trong thực hiện đầu tư còn lãng phí, chưa triệt để thực hành tiết kiệm, tình trạng thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, nhiều công trình thủy lợi, nước sạch, thủy sản,.. đưa vào sử dụng đạt chất lượng kém, hiệu quả sử dụng thấp.
Ba là, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Do vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bốn là, Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã được ban hành tạo mặt bằng pháp lý chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, song còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất, chưa
được hướng dẫn cụ thể nên tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn tất hồ sơ thủ tục cấp phép đầu tư.
Năm là, nội dung các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện do trình độ của cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhất là ở cấp chính quyền huyện, xã, đã làm cản trở, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Sáu là, cho đến nay ngành nông nghiệp vẫn thiếu một chiến lược, định hướng thu hút vốn FDI dẫn đến chưa xác định được vị trí của nguồn vốn FDI đối với đầu tư phát triển nông nghiệp và những dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Autrialia...
Bảy là, việc phối hợp của các ngành, các đơn vị ở tỉnh với các bộ, ngành Trung ương chưa thường xuyên, liên tục, chưa tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của Trung ương theo các chương trình, dự án.
Tám là, công tác chuẩn bị dự án và hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu kém và chưa hiệu quả. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu.
Chín là, công tác tuyên truyền về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp chưa thường xuyên, tác dụng động viên thấp, chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.
* Về khách quan:
Một là, hoạt động sản xuất nông nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thanh Hóa là vùng thường xảy ra nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt; hơn nữa, hoạt động sản xuất nông nghiệp lại thường xuyên gặp rủi ro về dịch bệnh, thu hồi vốn đầu tư chậm, hiệu quả không cao. Chớnh lý do này dẫn đến tỡnh trạng chưa có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Hai là, sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong vùng phần nào làm giảm số lượng các nhà đầu tư và số vốn đầu tư vào tỉnh.
Chương 3
Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa