Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 75)

III. Các khoản thu được để lạ

3.1.2.2.Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh

4. Hệ số ICOR

3.1.2.2.Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh

Để đảm bảo vốn cho ngành nông nghiệp phát triển theo định hướng trên, việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở Thanh Hóa trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

Một là, kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác tối đa các nguồn vốn trong nước với việc tăng cường thu hút nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng.

Muốn phát triển nông nghiệp một cách bền vững phải dựa vào nguồn vốn trong dân, khai thác triệt để tiềm năng vốn có trong dân - nhất là 80% nguồn vốn tiết kiệm của dân tại các ngân hàng. Coi trọng và khơi dậy sức mạnh của vốn đang tiềm ẩn trong dân cư và các doanh nghiệp, coi đó là kho tài nguyên quý hiếm phải được khai thác và sử dụng có hiệu quả trong quá trình phát triển của tỉnh. Vai trò quyết định của vốn trong nước được thể hiện ở việc hạn chế những tiêu cực phát sinh về kinh tế, xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại, tạo ra các điều kiện cần thiết để hấp thụ và khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn tích lũy trong nước cho đầu tư phát triển còn hạn chế, cần khai thác tối đa các nguồn vốn ngoài nước để bù đắp cho sự thiếu hụt đó cũng như phát huy những mặt tích cực của nguồn vốn này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và biện pháp phù hợp để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển của tỉnh.

Hai là, thu hút vốn phải kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống công cụ tài chính, tiền tệ và các công cụ khác.

Muốn thu hút vốn tối đa và có hiệu quả đòi hỏi phải phát huy đầy đủ các lợi thế của tỉnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề hết sức quan trọng là phải phối hợp và phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, trong đó sự phối hợp có hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng đóng vai trò quyết định.

Việc phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng đòi hỏi phải xem xét toàn diện và giải quyết hài hòa, linh hoạt mối quan hệ giữa các chính sách như: Chính sách thuế, chính sách chi tiêu của Nhà nước, chính sách lãi suất, chính sách đất đai,...

Ba là, việc khai thác và sử dụng vốn phải quán triệt quan điểm tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Tiết kiệm là quan điểm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Nó không chỉ là quốc sách khi đất nước còn nghèo mà còn được coi trọng trong nền kinh tế đã phát triển. Cần thực hiện tiết kiệm cả trong tiêu dùng, đầu tư xây dựng cơ bản và trong sản xuất - kinh doanh, Nhà nước và toàn dân cùng thực hành tiết kiệm để tăng cường vốn cho đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát triển nông nghiệp.

Cơ chế định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của Thanh Hóa như sau: Ngân sách nhà nước cấp 100% vốn đầu tư cho các cơ sở sản xuất cây, con giống; cụng trỡnh thủy lợi, đê điều, giao thông; khuyến nông. Huy động người dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn hoặc vay vốn đầu tư, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho phát triển các cơ sở chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản...

Bốn là, thu hút vốn phát triển nông nghiệp phải gắn liền với việc tổ chức và hoàn thiện thị trường tài chính, đảm bảo xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán, thực hiện đa dạng hóa các công cụ huy động vốn và thúc đẩy giao lưu vốn trên thị trường này.

Muốn huy động và giao lưu thuận lợi các nguồn vốn trong và ngoài nước cần phải phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sẽ là nơi huy động chủ yếu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Từng bước tạo lập và thúc đẩy cho sự ra đời và vận hành của thị trường chứng khoán khu vực miền Trung tại Thanh Hóa.

Đồng thời đa dạng hóa các công cụ huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác. Mở rộng và phát triển các công cụ thanh toán tạo ra sự lưu chuyển nhanh, thuận lợi cho đồng vốn. Thông qua đó, khuyến khích dân cư và các tổ chức đưa vốn nhàn rỗi của mình vào thị trường vốn, biến nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 75)