Phát triển ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 70)

III. Các khoản thu được để lạ

3.1.1.1.Phát triển ngành nông nghiệp

 Về trồng trọt:

- Sản xuất lương thực: Phát triển ổn định sản xuất lương thực. Duy trì diện tích cây lương thực đến năm 2020 khoảng 270 - 280 ngàn ha, trong đó diện tích lúa khoảng 220 - 230 ngàn ha, ngô khoảng 50 - 60 ngàn ha; sản lượng lương thực năm 2010 đạt 1,55 - 1,6 triệu tấn và năm 2020 đạt khoảng 1,7 triệu tấn (trong đó, thóc đạt trên 1,4 triệu tấn), không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn có khoảng 150.000 tấn lương thực hàng hóa.

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý để chủ động quỹ đất gieo trồng vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính có thu nhập cao. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa ở các khu vực sản xuất trọng điểm. Tăng diện tích gieo trồng lúa lai năng suất cao lên 45% và diện tích lúa chất lượng cao lên 25 - 30% tổng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh; diện tích ngô lai năng suất cao chiếm trên 80%. Nâng năng suất lúa bình quân toàn tỉnh lên 54 - 55 tạ/ha năm 2010 và 60 - 65 tạ/ha năm 2020; năng suất ngô đạt 45 tạ/ha năm 2010 và hơn 50 tạ/ha năm 2020.

- Tập trung thâm canh, áp dụng giống mới để tăng năng suất các cây công nghiệp phục vụ chế biến. Đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với quy mô tương đối lớn, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

 Về chăn nuôi:

Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh lên 40% năm 2010 và trên 50% năm 2020. Ưu tiên phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, xa các khu dân cư để đạt hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường,

phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung theo phương thức trang trại và công nghiệp gắn với chế biến; đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi để có khối lượng sản phẩm lớn cung cấp cho các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, khối lượng sản phẩm từ các vùng chăn nuôi tập trung chiếm trên 20% tổng sản lượng chăn nuôi toàn tỉnh và năm 2020 chiếm khoảng 50%.

Đổi mới phương thức chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại với các loại giống có năng suất cao, chuyên thịt, chuyên trứng... vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi tập trung, hạn chế hình thức nuôi phân tán, đưa dần các cơ sở chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu vực dân cư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Quy hoạch bố trí các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, đến năm 2010 mỗi huyện đồng bằng có ít nhất 3 trang trại chăn nuôi tập trung; mỗi huyện miền núi có ít nhất 1 trang trại; đến năm 2020 mỗi xã ở đồng bằng đều có cơ sở chăn nuôi tập trung.

 Phát triển các sản phẩm chủ lực:

Căn cứ điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và nhu cầu thị trường nông sản trong khu vực, dự kiến trong 10 - 15 năm tới sẽ tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực sau:

Bảng 3.1: Định hướng phát triển sản phẩm trồng trọt chủ lực Loại SP 2005 2010 2020 DT (1000 ha) SL (1000 T) DT (1000 ha) SL (1000 T) DT (1000 ha) SL (1000 T) 1 Lương thực 317,5 1.480 306,5 1.500 270- 280 1.700 Tr.đó: Lúa 252,2 1.234 245,0 1.275 220- 230 > 1.400 2 Cao su 7,4 - 11,0 - 20 - 25 - 3 Mía 30,7 1.711 30,0 2.310 30,0 2.000 4 Lạc 18,4 32,6 24,0 48,7 26 - 27 60 - 63 5 Đậu tương 5,6 5,0 11,0 17,4 15 - 16 32 - 35

6 Rau, đậu 31,5 265 30,5 300 33 - 35 350 - 400 Nguồn: [27].

Bảng 3.2: Định hướng phát triển sản phẩm chăn nuôi chủ lực

Loại SP Đơn vị 2005 2010 2020 1 Đàn bò " 335,4 500,0 ~ 1000 Tr.đó: + Bò lai % 32,8 60,0 75 - 80 + Bò sữa 1000 con 3,0 3,0 > 10.000 2 Đàn lợn " 1.370 2.000 > 3.000 Tr.đó: Lợn hướng nạc % 12,4 40,0 > 65 3 Sản lượng thịt hơi 1000 T. 91,6 199,0 430 - 450 Nguồn: [27]. 3.1.1.2. Ngành lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp theo hướng chuyển nhanh từ khai thác lợi dụng tài nguyên sang bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao mức đóng góp cho nền kinh tế. Gắn phát triển lâm nghiệp với quy hoạch sắp xếp lại dân cư, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của người dân khi được giao đất, khoán rừng, đảm bảo cho người làm nghề rừng sống được bằng thu nhập từ kinh tế rừng.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và phát triển vốn rừng. Quy hoạch phát triển hợp lý 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), trong đó tập trung bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, giành nguồn kinh phí đầu tư trồng mới cho phát triển rừng sản xuất. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 khoanh nuôi khoảng 250 - 300 ngàn ha, trồng mới hàng năm từ 10 - 13 ngàn ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng trong tỉnh lên 49% năm 2010 và trên 60% năm 2020.

Tập trung phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, trong đó lấy bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh là chính, chỉ trồng rừng mới ở những nơi không có khả năng tái sinh hoặc trồng kết hợp giữa rừng sản xuất với rừng phòng hộ, du lịch, nghỉ dưỡng và khai thác lâm sản... tùy

theo mức độ xung yếu của từng khu vực. Tăng cường bảo vệ và trồng rừng phòng hộ ven biển. Kết hợp 3 biện pháp giao đất, khoán rừng cho hộ, cho cộng đồng thôn bản và cho đội kiểm lâm xã để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2010, diện tích rừng phòng hộ đạt 210 ngàn ha và năm 2020 nâng lên 240 - 250 ngàn ha, chiếm khoảng 35% diện tích rừng toàn tỉnh, bảo đảm yêu cầu phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông lớn trên địa bàn, nhất là đầu nguồn sông Mã.

Quy hoạch phát triển ổn định khoảng 95.000 ha rừng đặc dụng thuộc 2 vườn Quốc gia (Cúc Phương và Bến En), 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Hu, Pù Luồng, Xuân Liên và Tam Quý) và 7 khu di tích lịch sử văn hóa và quốc phòng (Đền Bà Triệu, Lam Sơn, Ngọc Trạo…). Bảo vệ và quản lý chặt chẽ các khu rừng đặc dụng kết hợp với phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học.

Phát triển trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh. Đa dạng hóa các sản phẩm nông - lâm kết hợp, nâng cao giá trị sản xuất nghề rừng và đời sống người làm kinh tế rừng. Ưu tiên phát triển các vùng rừng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến. Tập trung xây dựng các vùng rừng nguyên liệu, nhất là vùng luồng Lang Chánh, Bá Thước; các vùng nguyên liệu giấy, nguyên liệu gỗ, ván xuất khẩu, gỗ xây dựng cơ bản và mộc dân dụng... Hỗ trợ đầu tư trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ở các khu vực thuận lợi, đến năm 2020 diện tích rừng sản xuất đạt 350 - 360 ngàn ha, trong đó có 170 - 180 ngàn ha rừng nguyên liệu giấy.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 70)