Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 31)

 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc:

- Về tiền thuê đất: Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Mê Linh, Bình Xuyên được miễn tiền thuê đất thêm 8 năm; các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phú được miễn 100% tiền thuê đất.

- Hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng: Dự án sử dụng công nghệ cao, có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10% tiền đền bù giải phóng mặt bằng; Các dự án chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu của tỉnh Vĩnh Phú và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15% tiền đền bù giải phóng mặt bằng; đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên được hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Dự án đầu tư vào các địa bàn ngoài khu công nghiệp theo yêu cầu của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng rào khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.

 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những điển hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất trong cả nước. Sau năm 1986, nhờ thu hút hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là thu hút FDI, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đã hoàn toàn thay đổi.

Trong suốt 20 năm kể từ tháng 12/1987 khi Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, Đồng Nai luôn ổn định với vị trí thứ 3 về thu hút vốn đầu tư

nước ngoài sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tính đến cuối năm 2007, tổng số giấy phép còn hiệu lực của tỉnh là 884 dự án, với vốn đăng ký 11,6 tỷ USD, tổng vốn đã thực hiện khoảng 6,5 tỷ USD, đạt 55,7% tổng vốn đăng ký. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đồng Nai là bài học quý báu cho các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thanh Hóa. Thành công của tỉnh Đồng Nai được đúc kết thành những kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài như sau:

- Sự năng động và sáng tạo của chính quyền tỉnh Đồng Nai

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh. Ngay từ những năm 1989 - 1990, trong khi cơ chế chính sách cả nước chưa thực sự mở cửa, tỉnh Đồng Nai đã cử đoàn cấp cao do Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi nghiên cứu khu công nghiệp ở Đài Loan. Đây được coi là bước đi tiên phong, làm cơ sở cho việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ năm 1991 cho đến nay.

Từ năm 1988, khi chưa có cơ chế chính sách về khu công nghiệp, tỉnh đã quy hoạch các khu công nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu bố trí dự án đầu tư và đã thu hút được các dự án vào các khu công nghiệp.

Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, điển hình là năm 2003 đã lập kỷ lục về thời gian cấp phép cho DN nước ngoài (Công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore) chỉ mất 3 giờ để được vào khu công nghiệp Amata.

- Phát huy tối đa nội lực trong tỉnh

Tỉnh luôn xác định quan điểm cần huy động tối đa các nguồn nội lực cho đầu tư phát triển song hành với thu hút FDI. Tích cực huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2000 - 2003, Đồng Nai đã thu hút khoảng 2.580 DN đầu tư trong nước với vốn đăng ký 8.000 tỷ đồng.

- Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư

Tỉnh đã cho phép công ty phát triển cơ sở hạ tầng đàm phán thỏa thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng, nhờ đó đã tạo được nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu của các khu công nghiệp. Tỉnh rất chú trọng công tác xúc tiến đầu tư như: in ấn tài liệu giới thiệu về Đồng Nai, duy trì quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước, thường xuyên tiếp xúc gặp gỡ các nhà đầu tư, làm cầu nối giữa các DN

và các bộ ngành Trung ương...

- Hoàn thiện môi trường đầu tư, chú trọng công tác đào tạo lao động

Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi. Hệ thống giao thông thủy - bộ khá phát triển. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: môi trường pháp lý, chính sách đầu tư... cũng rất thông thoáng, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Người lao động được các trung tâm xúc tiến việc làm bồi dưỡng, phổ biến các quy định của Bộ luật lao động trước khi giới thiệu đến DN tuyển dụng.

 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định:

Bình Định tổ chức nhiều đoàn công tác gồm lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành liên quan trực tiếp đến những nước và vùng lãnh thổ có thể thu hút vốn đầu tư vào Bình Định. Tổ chức những chiến dịch xúc tiến đầu tư rầm rộ từ trong Nam ra ngoài Bắc, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, giới thiệu hình ảnh của địa phương ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 31)