Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

II. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày của Công ty

1.Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường chính là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của họ. Do đó, công tác nghiên cứu thị trường chính là tiền đề cần có của các doanh nghiệp để có thể đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất những gì mà thị trường yêu cầu, đặc biệt là đối với những thị trường mục tiêu của Công ty như EU, Mĩ hay Nhật, luôn được đánh giá là những thị trường khó tính.

Việc tổ chức một đội ngũ nghiên cứu, thăm dò thị trường cả trong nước và quốc tế là vấn đề đầu tiên mà Công ty cần phải thực hiện. Hình thức nghiên cứu, thăm dò thị trường có thể khác nhau nhưng mục đích là phải tìm hiểu được dunglượng thị trường, tìm ra đâu là thị trường chủ yếu để từ đó Công ty có thể phát triển được các sản phẩm của mình; từ đó Công ty đưa ra các chiến lược marketing hợp lý, khắc phục được “lỗ hổng” thị trường, đồng thời đáp ứng một cách đầy đủ và tụt nhất nhu cầu của thị trường.

Việc nghiên cứu đầy đủ và kỹ càng về thị trường sẽ giúp cho Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây có thể chủ động hơn trong kinh doanh xuất khẩu, giảm được tình trạng xuất khẩu qua trung gian.

Để thực hiện việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt là các thị trường mới, đạt được hiệu quả cao thì Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Thứ nhất, xác định nguồn thông tin và xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về các mảng thị trường.

Thông tin có một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là trước sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, các công nghệ truyền thông rất đa dạng và phong phú. Để có thể có những chỉ dẫn và những thông tin đáng tin cậy và cần thiết cho hoạt động xuất khẩu của Công ty thì Công ty có thể lấy thông tin từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại và các cơ quan tham tán của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, Công ty có thể lấy thông tin trực tiếp từ các nhà nhập khẩu, người tiêu dung nước ngoài, thông qua mạng internet, truy cập vào các website của khách hàng.

Khi đã thu thập được thông tin, bước tiếp theo mà Công ty cần phải tiến hành, đó là xử lý thông tin, phân tích, đánh giá thông tin, để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phát hiện thông tin nhanh + Tư duy nhanh nhạy

+ Phản ứng nhanh nhạy

- Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nghiên cứu thị trường:

Công ty cần phải tăng thêm nhân sự cho công tác nghiên cứu thị trường. Những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường phải là những người có khả năng, có trình độ, và đặc biệt quan trọng là phải biết ngoại ngữ của từng thị trường mục tiêu và am hiểu về thị trường đó.

Công ty cũng cần phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, thông tin liên lạc, cũng như trang thiết bị cho cán bộ nghiên cứu thị trường cách sử dụng và vận hành các thiết bị đó.

Ngoài ra, một việc rất quan trọng không thể thiếu được, đó là: Công ty cần phải lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, vì hoạt động này

cần chi phí rất lớn. Riêng đối với thị trường quốc tế và đặc biệt là các thị trường lớn như EU, Mĩ, Nhật, Công ty nờn trớch doanh thu hàng năm để mở văn phòng đại diện hay đại lý ở một số thị trường lớn để giới thiệu sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, Công ty cần tổ chức hội nghị khách hàng, triển lãm khách hàng trong nước, cũng như ở nước ngoài, phát tờ rơi, câu hỏi để thu thập ý kiến của khách hàng về phần sản phẩm của mình để cải tiến chất lượng, mẫu mã, mầu sắc, giá cả cho phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là người dân trờn cỏc thị trường lớn, trên từng vùng, từng lãnh thổ.

Để các biện pháp đầy mạnh nghiên cứu thị trường xuất khẩu trên thực sự có hiệu quả thì Công ty cần phải chú trọng vào việc nghiên cứu một số vấn đề cụ thể sau:

- Thứ nhất, cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường lớn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; để từ đó Công ty có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.

- Thứ hai, nghiên cứu marketing sản phẩm; nghiên cứ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giầy dép của người dân trên từng thị trường, và các đặc tính của sản phẩm mà người dân trên khu vực đó ưa chuộng; để từ đó Công ty có thể thiết kế, cải tiến, sản xuất và cung ứng sản phẩm cho từng thị trường một cách tốt nhất.

- Thứ ba, nghiên cứu marketing phân phối: Công ty cần xác định các cách thức marketing để tạo lập cỏc kờnh phân phối cho tiêu thụ sản phẩm giầy dộp trờn cỏc thị trường lớn.

- Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu Công ty cần sử dụng những phương pháp phân tích tính cạnh tranh (SWOT).

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)