Đội ngũ nhân viên của công ty có vai trò đặc biệt quan trọng, tham
gia trực tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của quá trình cung ứng dịch
vụ, góp phần tạo ra hiệu quả của chuyến đi cũng như khả năng hấp dẫn của
các chương trình du lịch:
- Trong thời gian tới, công ty cần phải tuyển mộ thêm một số nhân
viên có khả năng hướng dẫn tại các tuyến điểm tốt hơn. Tránh tình trạng
mỗi nhân viên phải đảm nhiệm nhiều chức năng. Không có điều kiện
chuyên sâu về những tuyến điểm du lịch. Công ty cũng nên tận dụng tuyển
thêm những cộng tác viên và có các chế độ thích hợp để có nhiều hơn đội
ngũ cộng tác viên này giúp cho việc khai thác và mở rộng thị trường hơn
nữa. Công ty nên có những chương trình đào tạo nâng cao sự hiểu biết và trang bị thêm những kiến thức về nghiệp vụ. Trong mỗi tour cần dành trước
thời gian cho việc nghiên cứu kịch bản cung cấp, góp ý, bổ sung điều chỉnh
kịch bản cho phù hợp, bảo đảm cho nhân viên đạt được những yêu cầu sau:
+ Nhân viên thị trường phải là cầu nối giữa thị trường với doanh
nghiệp. Trong những trường hợp nhất định các nhân viên này phải là bộ
phận chủ yếu xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động hướng tới
thị trường của công ty.
+ Xây dựng, duy trì và phát triển hơn nữa đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp. Tiến hành các hoạt động học tập, bồi dưỡng để đội ngũ hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng các
nhu cầu về hướng dẫn thuộc công ty. Hướng dẫn viên pahỉ thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, nhu cầumà công ty đề ra.
+ Có chế độ khen thưởng kỷ luật thù lao và đãi ngộ xứng đáng cho các thành viên trong công ty để khuyến khích, tạo động lực cho họ không
ngừng sáng tạo, cải tiến chất lượng làm việc. Nhất là trong mỗi tour đưa khách đi du lịch, công ty cần có mức khen thưởng phù hợp cho những
nhana viên nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và phê bình những nhân
viên làm việc chưa tốt.
+ Hàng tuần các nhân viên của công ty phải xây dựng chương trình làm việc cụ thể của mình các công việc được giao trong từng ngày, đi đâu
gọi điện cho ai, làm gì, đi như thế nào và nộp cho người quản lý điều hànhđể họ có thể kiểm tra giám sát được dễ dàng xem việc thực hiện của nhân viên đã hoàn thành đến đâu.
LỜI KẾT
Từ khi xóa bỏ bao cấp, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường,
thu nhập của người dân cao hơn, du lịch Việt Nam có điều kiện mở rộng
hoạt động, trở thành thành viên của tổ chức du lịch thế giới (OMT), Hiệp
hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Do đó du lịch Việt Nam
ngày nay thực sự có nhiều mới mẻ hấp dẫn đối với du khách nội địa và quốc tế. Những thành tựu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước
cùng với chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá đang tạo thế
thuận lợi mới ở nước ta trong quan hệ kinh tế và du lịch. Khách nội địa đi
du lịch tham quan kết hợp với làm ăn, ngoại giao, kinh doanh buôn bán
ngày một nhiều, khách quốc tế vào Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư kinh
doanh và kết hợp với du lịch ngày một tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được còn những khó khăn yếu
kém vẫn tồn tại.
Đó là sản phẩm du lịch chưa phong phú, công tác thị trường, tuyên truyền, quảng cáo Marketing còn hạn hẹp, thủ tục ra vào của khách chưa
thật thông thoáng. Do du lịch Việt Nam là một ngành công nghiệp mới phát
triển lại chịu sự tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước trong khu vực. Điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ
thuật cho phát triển du lịch còn thấp kém. Nhận thức các cấp các ngành
chưa đồng đều.
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á trong thời
gian qua đã có những hoạt động đáng kể trong việc khai thác thị trường
khách du lịch nội địa. Song hiện nay sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng lữ
hành nội địa nhất là trên thị trường mục tiêu của công ty sẽ gây khó khăn
MỤC LỤC
Lời nói đầu ... 1
Chương I ... 4
Thị trường du lịch lữ hành và cơ sở lý luận ... 4
về giải pháp Marketing ... 4
1.1. thị trường du lịch lữ hành: ... 4
1.1.1. Quy mô của thị trường du lịch lữ hành:... 4
1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành và việc tiêu dùng của du khách: ... 6
1.1.3. Tình hình cạnh tranh trên trên thị trường du lịch lữ hành: ... 7
1.1.4. Đặc trưng của cầu trên thị trường du lịch: ... 9
1.1.5. Các chức năng chi phối cầu của thị trường du lịch: ... 11
1.1.6. Phân đoạn thị trường du lịch : ... 14
1.2. Nội dung của hoạt động Maketing: ... 16
1.2.1. Chính sách giá của từng tour du lịch: ... 16
1.2.2. Chính sách khai trương quảng cáo các tour du lịch: ... 17
1.2.3. Các dịch vụ đi kèm: ... 19
1.2.4. Các loại Tour du lịch và đặc trưng của mỗi loại: ... 20
1.2.5. Các chính sách hỗ trợ:... 21
Chương II: ... 23
Thực trạng hoạt động Marketing trong ... 23
kinh doanh du lịch lữ hành tại công ty cổ phần ... 23
du lịch và Thương Mại - Đông Nam A ... 23
2.1. Sơ lược về công ty cổ phần du lịch và Thương Mại - Đông Nam á 23 2.1.1. Sự ra đời và phát triển : ... 23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi kinh doanh: ... 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty: ... 24
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành
tại công ty cổ phần du lịch và thương mại đông nam á: ... 28
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường: ... 28
2.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: ... 32
2.2.3. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty: ... 33
2.2.4. Thực trạng Marketing-mix của công ty: ... 34
2.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing cho thị trường khách du lịch lữ hành: ... 45
2.3.1. Những thành tựu của công ty: ... 45
2.3.2. Một số tồn tại của công ty: ... 45
Chương III ... 48
Các giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tại công ty trong thời gian tới ... 48
3.1. nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu ... 48
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu thị trường: ... 48
3.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: ... 49
3.2. về các chính sách: ... 50
3.2.1. Về chính sách sản phẩm:... 50
3.2.2. Về quá trình dịch vụ: ... 52
3.2.3 Xác định chi phí dịch vụ cho các chương trình du lịch:... 52
3.2.4. Chính sách phân phối:... 54
3.2.5. Về chính sách giao tiếp dịch vụ: ... 55
3.2.6. Về đội ngũ con người: ... 56