Tỉ lệ sâu răng mới nói chung giảm. Vị trí thường bị sâu răng là cổ răng và chân răng nơi tiếp giáp men-xê măng, trên hay ưới nướu, Dạng sâu răng này còn được gọi là sâu răng bò lan ở người cao tuổi. Trong các nguyên nhân gây sâu răng ở vùng cổ răng và chân răng có thể kể đến:
Mòn răng vì làm mất điểm tiếp giáp giữa các răng tạo điều kiện thuận lợi cho sự giắt thức ăn ở vùng kẽ răng.
Tụt nướu làm cổ răng và chân răng bị lộ ra và tiếp xúc với các kích thích cơ học và hoá học của môi trường miệng.
Tụt nướu làm cổ răng và chân răng bị lộ ra và tiếp xúc với các kích thích cơ học và hoá học của môi trường miệng.
Bệnh nha chu và một số nguyên nhân tại chỗ giúp cho sự tích tụ mảng bám, chẳng hạn như hàm giả tháo lắp nền nhựa dễ gây sâu ở vùng cổ răng mặt trong các răng.
Khả năng tự chăm sóc vệ sinh răng miệng kém dần và không được chỉ dẫn để sử dụng những biện pháp thích hợp.
Sâu răng vùng cổ và chân răng có những đặc điểm lâm sàng như sau: Sâu răng có khuynh hướng lan về phía chân răng và các mặt kế cận.
Tổn thương ít sâu và không gây đau o ngà răng bị xơ hoá nên sâu răng khó thâm nhiễm và có đủ thời gian phản ứng ngà thứ cấp để bảo vệ tủy.
Tiến triển nhanh hay chậm của sâu răng tùy thuộc vào lưu lượng nước bọt và tình trạng vệ sinh răng miệng, cho nên cần phân biệt giữa 2 thể sâu răng:
- Sâu răng đã ngưng tiến triển: tổn thương màu nâu đen, có đáy cứng.
- Sâu răng đang hoạt động: tổn thương màu vàng nâu, có đáy mềm và phủ màng bám.
Nhiều xoang sâu ở người cao tuổi không cần điều trị trám răng. Nếu sâu răng đã ngưng hoạt động, có thể chỉ cần đắp gel Fluor tại chỗ và thực hiện biện pháp vệ sinh răng miệng thích hợp.